sukienquanhta.net - Kênh tin tức giải trí tổng hợp
No Result
View All Result
  • Sự kiện
  • Lễ hội Việt Nam
  • Hội tụ tinh hoa
  • Văn hóa vùng miền
  • Tin tức
  • Sự kiện
  • Lễ hội Việt Nam
  • Hội tụ tinh hoa
  • Văn hóa vùng miền
  • Tin tức
No Result
View All Result
No Result
View All Result
Home Văn hóa vùng miền

Tết Nguyên Tiêu – Tìm hiểu về ý nghĩa và nguồn gốc của tết

30 Tháng 9, 2022
in Văn hóa vùng miền
0 0
0
SHARES
16
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Tết Nguyên Tiêu một trong những ngày lễ được người dân Việt vô cùng chú trọng. Nhân dịp này người dân sẽ làm những mâm cúng tươm tất dâng lên tổ tiên và cầu mong những điều tốt đẹp. Vậy ngày này có nguồn gốc từ đâu và mang những ý nghĩa gì? Cùng tìm hiểu chi tiết qua những nội dung cụ thể dưới đây. 

Đôi nét về Tết Nguyên Tiêu

Bên cạnh ngày Tết Nguyên đán đầu năm, Tết Nguyên Tiêu cũng là ngày quan trọng đầu năm được chú trọng mang đậm nét văn hóa tín ngưỡng của dân tộc. Ngày lễ này có nhiều nét đặc trưng chỉ riêng ở Việt Nam mới có, khác hẳn so với đất nước láng giềng- Trung Quốc. Ngày Tết này được gọi quen thuộc hơn với cái tên là Rằm tháng Giêng chính là ngày Rằm đầu tiên của năm mới.

Theo đó, “Nguyên” mang ý nghĩa là sự bắt đầu, khởi đầu còn “Tiêu” lại có ý nghĩa là ban đêm (ngược lại với từ “đán” là sáng sớm). Ngày Tết này mang ý nghĩa cũng vô cùng quan trọng đối với người dân bên cạnh ngày Tết cổ truyền. Vào những ngày này, người dân sẽ sửa soạn những mâm cũng thật tươm tất, bày lên để cầu mong những điều may mắn. 

Ngày Tết này mang ý nghĩa cũng vô cùng quan trọng đối với người dân
Ngày Tết này mang ý nghĩa cũng vô cùng quan trọng đối với người dân

Tết Nguyên Tiêu được bắt nguồn từ đâu?

Tết Nguyên Tiêu có nguồn gốc từ Trung Quốc và chính thức diễn ra vào ngày 14 và ngày 15 tháng Giêng tính theo Âm Lịch. Theo các tài liệu, đây là ngày lễ được bắt nguồn từ Trung Quốc và sự tích về câu chuyện này đến nay có nhiều biến thể. Theo đa số các tài liệu sử sách ghi chép, ngày Tết này đã có từ thời Tây Hán, Trung Quốc với rất nhiều hoạt động được tổ chức hoành tráng, đặc biệt là rước đèn.

Câu chuyện bắt đầu khi những cung nữ làm việc trong cung, mỗi khi xuân về ai ai cũng nhớ nhà nhưng không thể về được bởi sự canh gác nghiêm ngặt. Khi đóm có một sủng thần của nhà vua đã cảm động trước tấm lòng của cung nữ nên quyết định ra tay để cứu giúp. Ông đã loan tin rằng sẽ có Hỏa thần đến thiêu rụi mọi thứ và khuyên nhà vua nên đi lánh nạn vào ngày Rằm. 

Khi đó, vị quan này đã cho người treo đèn lồng khắp nơi để đóng giả cảnh cháy đang diễn ra bên trong thành  lừa Hỏa thần. Và nhà vua cho rằng đây là ý kiến rất hay nên đã đồng ý, sau đó mỗi năm vào ngày lễ Tết Nguyên Tiêu, cả nước đều treo đèn lồng và cũng vào ngày này những cung nữ trong cung có thể trở về nhà và đoàn tụ cùng với gia đình. 

Ngày lễ này đã dần dần trở thành một ngày lễ lớn, truyền qua nhiều đời và đã lan rộng sang cả Việt Nam. Tuy nhiên, khi đến nước ta, Tết Nguyên Tiêu đã có nhiều biến tấu để hài hòa với văn hóa đặc trưng và các phong tục tập quán của dân tộc, thế nên mang rất nhiều nét khác biệt so với Trung Quốc. 

Tết Nguyên Tiêu mang ý nghĩa gì? 

Rằm Tháng Giêng bắt đầu từ ngày trước trăng rằm là tính từ đêm 14 và đến hết ngày 15 của tháng đầu tiên trong năm mới. Ý nghĩa của ngày lễ này đó là:

Thể hiện lòng thành 

Mọi người thường sắp xếp thời gian để đến chùa thắp một nén nhang để thể hiện tấm lòng thành của mình trước Đức Phật và tổ tiên. Tết Nguyên Tiêu đặc biệt quan trọng với những người đi theo đạo Phật, mang ý nghĩa cực to lớn với đối với họ. 

Vào dịp Rằm Tháng Giêng, mỗi gia đình sẽ làm một mâm cỗ cúng đủ đầy để thể hiện cho tấm lòng thành, biết ơn với Đức Phật và tổ tiên. Đồng thời, họ cũng cầu mong cho những điều tốt đẹp sẽ đến nhận được nhiều tài lộc về cho mình.

Mọi người đến chùa thắp một nén nhang vào Tết Nguyên Tiêu
Mọi người đến chùa thắp một nén nhang vào Tết Nguyên Tiêu

Tết Nguyên Tiêu thể hiện cho nét đẹp truyền thống

Đây cũng là một ngày lễ quan trọng để mọi người cùng quây quần bên nhau, ăn bữa ăn đoàn tụ, gắn bó thân thiết hơn giữa các thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó, Rằm tháng Giêng cũng là một nét văn hóa thể hiện được nét đẹp truyền thống của dân tộc ta, dù trải qua bao thế hệ vẫn cố giữ gìn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc. 

Mâm cỗ cúng Tết Nguyên Tiêu như thế nào?

Thông thường, mâm cỗ cúng vào dịp này có nhiều nét khác biệt, mỗi gia đình đều bày một mâm đủ đầy các món. Cụ thể:

Mâm cỗ thể hiện cho lòng thành

Tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình cũng như phong tục tập quán theo vùng miền mà mỗi nơi lại có cách để làm nên mâm cỗ khác nhau. Nhưng tất cả đều có chung mục đích để dâng lên tấm lòng thành, biết ơn của con cháu với Phật và tổ tiên, ông bà của mình. 

Người làm mâm cỗ cúng Tết Nguyên Tiêu sẽ dâng lễ để cầu mong cho mình gặp được nhiều điều may mắn, suôn sẻ, công việc hanh thông, tài lộc đủ đầy… Bên cạnh mâm cỗ, nhiều nơi còn tổ chức thêm nhiều hoạt động khác nhau, điển hình có thả hoa đăng, tổ chức trình diễn múa lân truyền thống, treo đèn…

Tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà có mâm cúng khác nhau
Tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà có mâm cúng khác nhau

Mâm cỗ Tết Nguyên Tiêu có những gì?

Mâm cỗ  để cúng vào ngày rằm tháng giêng thường được mọi người bày biện với thịt gà, xôi hoặc là bánh chưng, bánh tét. Gà tượng trưng là vật cúng thiêng liêng, xôi gấc đủ đầy tượng trưng cho sự may mắn mà gia đình sẽ nhận được còn bánh chưng thể hiện sự đủ đầy và ấm no. 

Bên cạnh đó, còn kèm theo rất nhiều món ăn khác nhau như rau, giò, chả… tùy theo địa phương. Chắc chắn không thể thiếu trong mâm cỗ cúng đó chính là trầu cau, đèn, vàng mã, hoa tươi, rượu…Vào Tết Nguyên Tiêu, bạn không nhất thiết phải cúng mâm cao cỗ đầy, mà hãy theo điều kiện của gia đình. Nhưng tất cả phải thể hiện cho tấm lòng thành tâm, nghiêm túc và phù hợp. 

Nhiều địa phương vào ngày này thường cúng bánh trôi, đặc biệt là các tỉnh phía Bắc. Bánh trôi mang ý nghĩa đó là cầu mong cho mọi việc diễn ra hanh thông, trôi chảy như ý muốn quanh năm.

Sự khác nhau của Tết Nguyên Tiêu của Việt Nam và Trung Hoa

Tết Nguyên Tiêu đã du nhập vào nước ta trong thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc, nhưng phong tục của nước ta có những đặc trưng riêng nên đã có rất nhiều điểm khác biệt so với tết của Trung Quốc. Với những người Hoa, đây là ngày Lễ mà họ sẽ thả hoa đăng cùng với đèn lồng, rồi rất cả mọi người sẽ cùng nhau để cầu nguyện về một cuộc sống bình an và hạnh phúc trong năm mới. 

Còn đối với người Việt, đây lúc mà rất nhiều Phật tử đổ về các ngôi chùa để viếng chùa, thể hiện sự thành tâm với Phật và cầu mong cho gia đạo bình an. Nhiều gia đình, làm mâm cúng để bày tỏ lòng biết ơn với tổ tiên. 

Vào những ngày này, các ngôi chùa thường diễn ra Đàn Dược sư, đây là nghi thức tụng kinh được tổ chức trong suốt cả tháng Giêng. Các Phật tử sẽ đến và cùng tụng niệm mong muốn những điều tốt đẹp đến với tất cả mọi người nhân dịp đầu năm mới. 

Cúng Tết Nguyên Tiêu như thế nào?

Ngày cúng vào Rằm tháng Giêng bạn nên cúng vào đúng ngày 15 tháng Giêng Âm lịch. Tuy nhiên, bạn cúng có thể nhằm đúng vào đêm ngày 14 tháng Giêng nếu như đang có việc bận, thời điểm cúng tốt nhất là vào giờ Ngọ. 

Bạn cần chuẩn bị đầy đủ mâm cỗ cúng Phật, mâm cúng gia tiên. Cần phải lau dọn bàn thờ cẩn thận, sạch sẽ, tuyệt đối không được gây đổ vỡ làm ảnh hưởng đến vận may gia chủ. 

Cúng Tết Nguyên Tiêu nên cúng vào đúng ngày 15 tháng Giêng Âm lịch
Cúng Tết Nguyên Tiêu nên cúng vào đúng ngày 15 tháng Giêng Âm lịch

Có thể bạn muốn xem thêm:

  • Lễ Phục Sinh – Mùa lễ của lòng biết ơn và tri ân sâu sắc
  • Lễ tình nhân – Nguồn gốc ra đời ngày lễ này như nào?

Mong rằng với những nội dương, bạn đã có thêm những thông tin về Tết Nguyên Tiêu. Đây là một ngày lễ trọng đại, bạn có thể cùng người thân đến lễ chùa để cầu bình an và may mắn cho gia đình. 

admin

admin

Next Post
Mỗi phong tục trong Tết Trung Thu có nguồn gốc rất đặc biệt

Tết Trung thu - Ngày Tết đoàn viên của mọi gia đình

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Được đề xuất

Dinh cô là điểm đến nổi tiếng tại thành phố Vũng Tàu

Dinh Cô và những thông tin thú vị nhất về khu di tích này

3 năm ago
Bí đỏ là món ăn truyền thống ngày Halloween

10 món ăn truyền thống ngày Halloween ĐỘC ĐÁO & KINH DỊ

2 năm ago
Không khí ấm áp mà Lễ giáng sinh mang lại cho mỗi người

Lễ giáng sinh – Lễ kỷ niệm cho giá trị tốt đẹp của văn hóa

3 năm ago
Tổng hợp những lời chúc ngày 20/10 cho mẹ

Những lời chúc ngày 20/10 cho Mẹ ý nghĩa, hay nhất

2 năm ago
Các phong tục Tết Nguyên Đán không thể thiếu ở Việt Nam

Các phong tục Tết Nguyên Đán không thể thiếu ở Việt Nam

3 năm ago
Những lời chúc ngày 20/10 cho người yêu

Tổng hợp lời chúc ngày 20/10 cho người yêu ý nghĩa nhất

2 năm ago

SUKIENQUANHTA.NET

Kênh tin tức bổ ích mang đến cho quý đọc giả những thông tin về các di tích lịch sử văn hóa, những kỳ quan thiên nhiên đẹp của Việt Nam và trên thế giới.

  • About
  • Advertise
  • Careers
  • Contact

©Copyright @2022 by sukienquanhta.net DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Sự kiện
  • Lễ hội Việt Nam
  • Hội tụ tinh hoa
  • Văn hóa vùng miền
  • Tin tức

©Copyright @2022 by sukienquanhta.net DMCA.com Protection Status

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In