Cộng đồng dân tộc Việt Nam có đến 54 dân tộc anh em và chiếm hơn 90% là người Kinh trên tổng dân số. Người Kinh sống ở hầu khắp các tỉnh thành, mọi miền đất nước và chủ yếu tại vùng đồng bằng và đô thị. Cùng khám phá về Dân tộc Kinh, đặc điểm chung và nét văn hóa khác biệt của dân tộc đông dân nhất nước ta sau đây.
Dân tộc Kinh là gì?
Dân tộc Kinh (Việt) là một nhóm cộng đồng thuộc các dân tộc Việt Nam, chiếm phần lớn thuộc dân số nước ta. Người Kinh phân bố dân cư vô cùng đa dạng, trên khắp cả nước. Trong đó, những đặc điểm của, tôn giáo, sinh hoạt, văn hóa… đều được thể hiện rất rõ trong nếp sống.
Dân tộc Việt sử dụng ngôn ngữ là Việt – Mường, là dân tộc đông nhất cả nước. Người Việt cư trú ở mọi miền với mạng lưới dày đặc, tập trung nhiều nhất phải kể đến ở những khu vực thành thị, và cũng có mặt ở vùng núi, sinh sống chung với những dân tộc khác. Cộng đồng anh em các dân tộc nước ta có đến 54 dân tộc, sự góp mặt của người Kinh rất phổ biến. Theo thống kê năm 2005, người Kinh có đến 165 họ trong tổng số 1020 họ.
Lịch sử cư trú của dân tộc Kinh như thế nào?
Dân tộc Kinh từ thuở xa xưa thường cư trú ở khu vực ven các sông Thái Bình, sông Hồng. sông Cửu Long cà rải rác ở những tỉnh biên giới. Đến nay đã di cư và phát triển phổ rộng trên khắp cả nước, đặc biệt là các vùng châu thổ các dòng sông có 2 vựa thóc lớn nhất cả nước là châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.
Vùng người Kinh cư trú còn có đường bờ biển kéo dài, cánh đồng rộng thênh thang. Đây chính là cơ sở quan trọng có liên quan đến hoạt động kinh tế truyền thống. Tổ tiên của dân tộc Kinh có nhiều người cho rằng thuộc Bách Việt hay Việt tộc. Họ phân bố và sinh sống từ Nam của sông Trường Giang đến Bắc Trung Bộ của Việt Nam nước ta.
Và chữ Việt trong tài liệu của Trung Quốc là chỉ vượt- tức là hàng trăm dân tộc đã vượt qua sông Trường Giang dài đằng đẵng để xuống khu vực phía Nam làm ăn sinh sống do nhiều nguyên nhân và tác động khác nhau.
Dân tộc Việt (Kinh) trong lịch sử
Trong quá trình hình thành dân tộc Việt, trải qua một thời gian dài, đặc biệt với phạm vi sinh sống rộng lớn. Đặc biệt có nhiều yếu tố văn hóa tác động, điều này phân hóa về sắc thái văn hóa theo từng vùng miền. Trong đó, thời kỳ Lý- Trần, tên Kinh đã dùng phân biệt với thuật ngữ Trại dùng trong thi cử. Theo đó, người ở kinh đô mà đỗ trạng nguyên có tên gọi là kinh trạng nguyên và ở những vùng xa sẽ được thay thế và là trại trạng nguyên.
Và đây cũng là lý do nhiều người cho rằng, phải chăng “dân tộc Kinh” bắt nguồn từ thời đó để sinh sống tại vùng đất kinh đô. Bên cạnh đó, một số bộ phận người Việt đã di cư đến nhiều nơi khác sinh sống, bao gồm cả định cư ở nước ngoài.
Đặc điểm văn hóa và kinh tế của dân tộc Việt
Về văn hóa và sản xuất của dân tộc Việt có những đặc điểm cụ thể dưới đây:
Hoạt động sản xuất của dân tộc Kinh
Người Kinh có truyền thống từ lâu đời đó là trồng lúa nước, tập trung phát triển mạnh tại các khu vực đồng bằng, và thường có truyền thống đào mương và đắp đê. Với sự phát triển của khoa học, hiện nay đã áp dụng rất nhiều máy móc hiện đại vào trong sản xuất.
Bên cạnh đó, dân tộc Việt từ lâu đời đã có nghề làm vườn, chăn nuôi và đánh bắt cá để phát triển và vẫn còn duy trì đến ngày nay. Riêng với lĩnh vực công nghiệp và phát triển dịch vụ đang bùng nổ trong thời điểm hiện tại. Người Kinh tham gia vào nhiều quá trình sản xuất, đòi hỏi chuyên môn, công nghệ cao.
Tập quán của dân tộc Kinh
Người Kinh có nền văn hóa lâu đời được hình thành, với những tập quán đó là:
- Ăn trầu cau, uống nước chè, lá vối, đặc biệt là có nét ăn hóa mời đồ ăn, thức uống khi khách ghé thăm nhà.
- Gạo sẽ được biến tấu thành nhiều món ăn khác nhau, và cơm là phổ biến nhất xuất hiện gần như ở mâm cơm của mọi gia đình. Gạo, nếp, còn nấu thành cháo, xôi, rượu và nghiền ra làm nhiều món bánh.
- Hình ảnh cây đa, mái đình, giếng nước, những lũy tre làng, phiên họp chợ đã gắn liền với hình ảnh của dân tộc Kinh.
Văn hóa
Xét về văn hóa của người Kinh khá lớn, với một kho tàng vô cùng phong phú trong văn học cổ đến hiện đại như:
- Văn học truyền miệng: Là những truyền thuyết, câu chuyện cổ tích, ca dao, tục ngữ.
- Văn học chữ: Những áng thơ, văn, câu chuyện lịch sử vượt thời gian.
- Nghệ thuật: Ca hát, điêu khắc, hội họa….đã được lưu giữ và phát triển qua nhiều thời kỳ lịch sử, lúc nào cũng rôm rả ở nhiều ngôi làng.
Những đặc điểm khác của dân tộc Kinh
Người Kinh còn có những đặc điểm văn hóa rất khác biệt, hiện đại và nổi bật, như:
Về hôn nhân gia đình
Trong những gia đình người Kinh sẽ theo chế độ phụ hệ, tức là người chồng, người cha đóng vai trò là trụ cột và gánh vác trách nhiệm trong gia đình. Con cái sẽ theo họ cha, và gia đình mới thường sẽ sinh sống ở nhà chồng. Và con trai trưởng trong gia đình sẽ có trách nhiệm thờ phụng cha mẹ, tổ tiên.
Hôn nhân của dân tộc Kinh theo chế độ 1 vợ 1 chồng, việc cưới xin diễn ra nhiều nghi thức khác nhau. Hôn nhân mang ý nghĩa giá trị linh thiêng, ngời Kinh coi trọng sự trinh tiết, và đức hạnh của cô dâu.
Nhà cửa
Tùy theo vùng miền khác nhau, đặc điểm nhà cửa của người Kinh cũng khác nhau:
- Người Bắc có nhiều dạng nhà ở khác nhau, thể hiện tại ở kết cấu khung nhà. Trong đó, kiểu nhà ba gian với 2 chái là tiêu biểu hơn cả, với gian nhà chính sử dụng tiếp khách và các gian phòng khác. Thường gian giữa sẽ là nơi để thờ phụng ông bà tổ tiên, có phản gỗ ở giữa. Người Kinh ở miền Bắc luôn đề cao giá trị tâm linh.
- Dân tộc Kinh ở miền Trung có một kiểu nhà phổ biến rộng rãi đó là nhà rường với bốn cột.
Trang phục
Trang phục của dân tộc Kinh hiện nay rất đa dạng về kiểu dáng và chất liệu, đi theo phong cách hiện đại và thoải mái giao thoa với những nước khác. Từ trước đến nay, người Kinh luôn có đủ các loại y phục, khăn áo, nón mũ…mang đến sự mới mẻ trong thời cuộc nền kinh tế thế giới.
- Trang phục nam: Trước đây là những trang phục nâu với hàng khuy và có thêm 2 túi ở phía dưới. Vào những ngày lễ tết hội hè sẽ thường mặc trang phục màu đen có phần lót trắng ở phía bên trong, đây cũng là áo dài để nam giới diện, cùng với khăn xếp và có thêm quần trắng phía trong.
- Trang phục nữ: Những người miền Bắc, Trung thường diện những trang phục nâu, ngắn và bên trong mặc yếm có thể dùng quần hay váy tùy khu vực, đây là áo tứ thân rất phổ biến ở người miền Bắc. Còn người Kinh ở Nam bộ thường diện áo bà ba với khăn rằn. Vào những ngày lễ tết hay hội hè phụ nữ thường diện áo dài.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Dân tộc Mông – Dân tộc thiểu số đặc biệt của dải đất chữ S
- Dân tộc Chăm – Nguồn gốc văn hóa xưa cũ của người Việt
Như vậy, bài viết đã chia sẻ những thông tin về dân tộc Kinh để bạn hiểu về nguồn gốc và nếp sống văn hóa. Đây là dân tộc phổ biến trên cả nước, hình thành từ lâu đời và có phong tục, văn hóa đặc sắc.