Từ lâu, Tết Nguyên Tiêu đã trở thành truyền thống quan trọng trong văn hóa tín ngưỡng của nước ta. Nhưng nếu hỏi về nguồn gốc và ý nghĩa cũng như cách chuẩn bị mâm cúng Tết Nguyên Tiêu đủ đầy thì chắc hẳn có khá nhiều người không biết. Phần lớn đều do truyền tai nhau, đời trước răn dạy, hướng dẫn cho con cháu.
Cúng Rằm tháng Giêng vào giờ nào, ngày nào?
Thông thường cúng Rằm tháng Giêng được cúng vào chính rằm, tức là ngày 15 tháng 1 âm lịch. Nhưng theo điều kiện mỗi gia đình thì có thể cúng rằm vào khoảng từ ngày 14 – 15 tháng 1 âm lịch. Thời gian cúng rằm trước 19h ngày 15 tháng 1 âm lịch là được. Về giờ cúng Rằm tháng Giêng, các gia đình có thể lựa chọn cúng vào giờ Thìn (7h-9h), giờ Ngọ (11h-13h), giờ (13h-15h) của ngày 15 tháng 1 âm lịch hoặc cúng vào giờ Thìn (7h-9h), giờ Tỵ (9h-11h) Giờ Thân (15h-17h), giờ Dậu (17h-19h) của ngày 14 tháng 1 âm lịch.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Tết Nguyên Tiêu Trung Quốc có những nết văn hóa gì thú vị?
- Nguồn gốc của Tết Nguyên Tiêu hình thành như thế nào?
- Ý nghĩa ngày Tết Nguyên Tiêu trong văn hóa của dân ta
Mâm cúng Rằm tháng Giêng gồm những gì?
Tùy theo từng phong tục và văn hóa ở mỗi địa phương mà cách sắm lễ cúng Rằm tháng Giêng sẽ khác nhau. Chủ yếu mâm cỗ cúng dâng lên sẽ bao gồm một mâm cỗ mặn hoặc một mâm cỗ chay với đầy đủ các món ăn.
Mâm cúng rằm tháng Giêng cỗ chay
Mâm cúng Tết Nguyên tiêu sẽ bao gồm từ 5-10-15-20 món khác nhau tùy theo điều kiện của gia chủ. Các món ăn đều được làm từ những nguyên liệu quen thuộc và gần gũi với thiên nhiên.
Đặc biệt, các món ăn sẽ có 5 tông màu chủ đạo để tượng trưng cho ngũ hành với mong muốn vạn sự như ý, mọi sự hanh thông. Các món phổ biến bao gồm: Xôi đậu, chè, bánh trôi nước, hoa quả,…
Mâm lễ cúng rằm tháng Giêng cỗ mặn
Thông thường riêng mâm cỗ mặn cúng Tết Nguyên Tiêu vào rằm tháng Giêng sẽ yêu cầu sự cầu kỳ với 4 bát và 6 đĩa. 4 bát ở đây là những bát canh như: canh măng, canh bóng, canh mọc và canh miến. Còn 6 đĩa ở đây là thịt gà, thịt heo, chả giò, xôi, bánh chưng, đĩa củ kiệu hoặc dưa muối.
Những lưu ý trong ngày Tết Nguyên tiêu 2021
Không dùng hoa giả, trái cây giả
Rất nhiều gia đình sử dụng hoa giả, trái cây giả đặt trên ban thờ để làm cảnh cho đẹp, vì những loại hoa, quả giả này mẫu mã rất bắt mắt, dùng được lâu mà không lo hỏng, héo.
Tuy nhiên, việc bày hoa, quả giả trên bàn thờ hay trong Mâm cúng Tết Nguyên tiêu là việc làm không đúng. Thờ cúng phải tịnh tâm, nhà có sao dâng lên vậy, nên dùng hoa tươi, trái cây tươi để dâng cúng thần Phật, tổ tiên.
Không dùng đồ chay giả mặn
Rất nhiều gia đình tránh sát sinh trong ngày Rằm nên thường chọn mâm cỗ chay để dâng lên bàn thờ Phật và gia tiên, mong trong năm gia đình bình an, gặp nhiều điều may mắn, đây là một việc làm tốt. Tuy nhiên, gia chủ lưu ý, khi làm mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng là đồ chay thì nên làm đồ thuần chay.
Không đốt nhiều vàng mã
Trọng tâm của lễ Rằm tháng Giêng là cầu nguyện cho một năm mới an lành, khỏe mạnh, no đủ, thịnh vượng. Tuy nhiên, đạo Phật không bắt buộc phải đốt vàng mã cho người đã mất, không cổ xúy việc đốt vàng mã, vừa phí phạm lại ô nhiễm môi trường.
Vậy nên, người dân đi lễ nên bằng tấm lòng thành kính, chứ không phải cố mâm cúng Tết Nguyên tiêu mâm cao cỗ đầy hoặc đốt quá nhiều vàng mã gây lãng phí.
Dọn dẹp ban thờ
Có thể bạn quan tâm:
- Lễ Phục Sinh – Mùa lễ của lòng biết ơn và tri ân sâu sắc
- Lễ tình nhân – Nguồn gốc ra đời ngày lễ này như nào?
Vào ngày Rằm tháng Giêng, các gia đình thường lau dọn bàn thờ. Khi làm việc này lưu ý không xê dịch bát hương, trước khi lau dọn nên thắp 1 nén hương khấn xin Thần linh Thổ địa, tổ tiên về việc sẽ lau dọn ban thờ để chuẩn bị lễ cúng Rằm tháng Giêng.
Không cúng thủ lợn
Theo quan niệm dân gian từ xưa tới nay, mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng có thể cúng cả đồ chay và đồ mặn. Tuy nhiên, nếu gia chủ cúng mâm cỗ mặn thì nên nhớ, chớ nên cúng thủ lợn.
Thông thường các gia đình vẫn làm mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng tương đối giống với mâm cúng Tết Nguyên tiêu với những món truyền thống, trong đó có thịt gà, thịt lợn, giò chả, măng miến… Người ta cho rằng cúng thủ lợn không tốt, ngày đầu năm đã sát sinh, có thể ảnh hưởng đến vận phúc của cả gia đình trong năm, vì thế vẫn nên hạn chế là hơn.
Không dùng tiền giả, tiền có nguồn gốc bất chính
Gia đình Việt thường có thói quen đặt tiền thật lên bàn thờ khi cúng tế, ngụ ý muốn cầu xin tài lộc, may mắn. Tuy nhiên cần lưu ý, tiền này nên là tiền thật, do chính sức mình làm ra.
Tuyệt đối không dâng lên tiền giả hay tiền có nguồn gốc bất chính, có được từ những hành vi phạm pháp hay trái với đạo đức.
Tết Nguyên Tiêu là một ngày lễ quan trọng trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam. Hãy chuẩn bị lễ thật tốt để tỏ lòng thành kính lên tổ tiên, ông bà, thần Phật cầu cho năm mới thịnh vượng, khỏe mạnh và thành công. Trên đây là những thông tin giúp bạn chuẩn bị mâm cúng Tết Nguyên tiêu thật chu đáo nhé.
Tổng hợp: sukienquanhta.net