Đất nước Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng chung sống trên bản đồ hình chữ S. Dân tộc Kinh chiếm giữ phần lớn đa số và có nhiều phát kiến giúp ích cho sự phát triển của xã hội. Một trong số chủng tộc có số lượng cư dân lớn ở Việt Nam là dân tộc Chăm. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về dân tộc người Chăm nhé.
Nguồn gốc, lịch sử hình thành dân tộc Chăm
Dân tộc Chăm chính là một trong nhiều sắc tộc thuộc một thế hệ chủng tộc có nguồn gốc chính thức và lâu đời ở khu vực Đông Nam Á. Dân tộc này có nền tảng văn hóa lâu đời, họ chủ yếu cư trú và sinh sống tại những vùng đất thiêng liêng nhất.
Từ xa xưa đến nay sinh sống tập trung ở vùng duyên hải miền Trung Việt Nam. Trong suốt quá trình tồn tại và phát triển, các đồng bào dân tộc người Chăm đã kiến tạo nên một nền văn minh với sự ảnh hưởng từ lịch sử và văn hóa của người Ấn Độ. Vào ngay từ những năm của thế kỷ, người dân tộc Chăm đã góp phần tạo nên một vương quốc nổi tiếng trên toàn thế giới đó là Chăm Pa.
Hiện nay người dân của bộ tộc này sinh sống ở một số nơi chủ yếu thuộc khu vực cụ thể như: một bộ phận sinh sống ở Ninh Thuận và Bình Thuận, những người này chủ yếu theo đạo bà la môn. Một bộ phận khác cư trú ở các địa phương như Châu Đốc, Tây Ninh, An Giang, thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai. Đa phần những bộ phận này đều theo Đạo hồi giáo.
Dân tộc Chăm nổi tiếng bởi các sản phẩm gốm, đa phần các sản phẩm gốm làm từ bàn xoay rất nổi tiếng ở các tỉnh miền Trung. Bình gốm, bát gốm được tạo nên bởi bàn tay khéo léo, điêu luyện của những người phụ nữ. Các sản phẩm gốm từ người Chăm giữ được màu sắc đẹp và kiểu cách hiện đại thu hút được lượng lớn khách hàng.
Văn hóa sinh sống của dân tộc người Chăm
Như mọi người đã biết, mỗi một dân tộc sẽ có một văn hóa sinh sống riêng biệt và không giống nhau và người dân tộc Chăm cũng như vậy. Điều này được thể hiện qua nhiều đặc điểm như hoạt động sản xuất, ăn uống, trang phục dân tộc, văn hóa tinh thần, …. Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết về những nét văn hóa đặc biệt của dân tộc này nhé.
Hoạt động sản xuất của người Chăm
Dân tộc Chăm vẫn giữ được nét truyền thống của người Việt Nam xưa cũ đó là nông nghiệp trồng lúa nước. Bên cạnh đó trong quá trình phát triển, khai hoang của mình, người chăm con giỏi làm thuỷ lợi và trồng các cây nông nghiệp, công nghiệp. Một bộ phận người Chăm khác ở các vùng Nam bộ lại sinh sống bằng nghề chài lưới, buôn bán nhỏ và giao lưu với cư dân ở các tỉnh thành khác.
Phụ nữ ở dân tộc người Chăm đa số làm các nghề thủ công như dệt tơ tằm, làm gốm, … đây là một trong những nghề thủ công phát triển bậc nhất ở đồng bào người Chăm hiện nay. Đặc biệt hơn, những sản phẩm từ gốm chính là một sản phẩm ưa thích của các khách du lịch. Có thể nói vùng duyên hải miền Trung Nam bộ là một trong những nơi có lịch sử lâu đời nhất của ngành nghề này.
Món ăn của người Chăm
Cũng giống với các dân tộc sinh sống ở những vùng miền khác của Việt Nam, người dân tộc Chăm cũng ăn cơm được nấu từ gạo và đựng trong những nồi đất nung. Cách thức ăn phổ biến gồm có thịt, cá, rau củ, … cách món ăn cũng tương tự như người Kinh bình thường. Tuy nhiên, người dân nơi đây đa phần vẫn giữ thói quen tự cung tự cấp, thịt và rau được cung cấp do săn bắt hái lượm hoặc chăn nuôi có được.
Người đồng bào Chăm vẫn giữ tục lệ ăn trầu cau trong sinh hoạt và trong các nghi lễ truyền thống. Đây cũng được xem là một trong những nét đẹp trong văn hóa của những người dân nơi đây. Thức uống có rượu cần và rượu gạo được người dân tự ủ và lên men. Tục ăn trầu cau rất phổ biến trong sinh hoạt và trong các lễ nghi phong tục cổ truyền.
Trang phục của dân tộc Chăm
Theo phong tục tập quán của người dân tộc Chăm từ xưa đến nay, nam và nữ đều sẽ có một trang phục mang tính đặc sắc và dễ phân biệt. Trong đó, đàn ông mặc áo ngắn, xẻ ngực và cài khuy kèm theo xa rông và đội mũ. Còn phụ nữ lại mặc áo dài qua đầu, trùm khăn và đặc biệt phải che phần toàn bộ phần tóc.
Các trang phục của người đồng bào Chăm đều sử dụng màu sắc chủ đạo là màu trắng. Hiện nay, đa số người Chăm mặc các trang phục giống với các chủng tộc khác trên Việt Nam. Do nghề dệt phát triển kèm với việc thích ứng với thị hiếu của khách hàng nên trang phục của người Chăm cũng đã thay đổi rất nhiều.
Các mối quan hệ xã hội của người Chăm
Hầu hết các gia đình truyền thống người dân tộc Chăm đều sẽ theo chế độ mẫu hệ theo sự phát triển mới. Đây là sự ảnh hưởng của chế độ xã hội chủ nghĩa vì mối quan hệ trong gia đình của người Chăm trước đây đó đều là phong kiến và đẳng cấp. Còn đối với chế độ phụ hệ chính là trong mỗi gia đình vai trò của nam giới sẽ được đánh giá cao hơn so với nữ giới.
Về sau người Chăm đã dần trở nên hòa nhập trong cuộc sống mới hơn. Vì vậy, những chế độ theo phụ hệ dần không còn nữa mà thay vào đó là chế độ mẫu hệ. Chế độ này đứng đầu là người phụ nữ thuộc dòng con út nhất trong gia đình dòng tộc. Những đứa con trong gia đình theo được theo dòng họ của người Mẹ.
Phong tục cưới xin của người Chăm
Trong các gia đình dân tộc Chăm, người phụ nữ nắm quyền chủ động trong các mối quan hệ hôn nhân và quan hệ tình dục luyến ái. Ở đây những người chống sẽ thực hiện chế độ ở rể, con cái sinh ra sẽ theo họ mẹ và việc sính lễ do bên nhà gái cung cấp. Hôn nhân vẫn theo nguyên tắc chung thủy một vợ một chồng.
Ngoài ra, nguyên tắc vàng trong hôn nhân và cưới xin của người chăm chính là chế độ 1 vợ – 1 chồng. Đây chính là một trong nhiều yếu tố văn hóa trong chế độ mẫu hệ hiện nay tại đồng bào Chăm. Những nét văn hóa có nguồn gốc từ rất lâu đời vẫn còn tái hiện cho đến ngày nay.
Những nét văn hóa cần được bảo tồn
Ở những dân tộc Chăm hiện nay, có những nét văn hóa xưa cũ lưu truyền từ xa xưa như kiến trúc, văn hóa lễ hội, … đang được đề xuất về việc bảo tồn. Những nét văn hóa của dân tộc người chăm như mang đến một phong trào mới mang tính đặc sắc truyền thống dân gian. Những nét văn hóa cần được nhà nước bảo tồn như:
Kiến trúc tháp của người Chăm
Đây là một trong những khu di tích đền thờ cổ đại mà người Chăm đã xây dựng và để lại cho tới ngày nay. Người Chăm được nhiều các chuyên gia đánh giá về tính nghệ thuật kiến tạo trong kiến trúc. Các tháp Chăm được cấu tạo bền vững và ngang hàng với những di tích ở thời cổ đại Angkor ở Đông Nam Á bấy giờ.
Nét văn hóa lễ hội truyền thống của dân tộc Chăm
Ở phong tục văn hóa của người dân tộc Chăm không thể nào thiếu đi nét văn hóa tinh thần đó chính là Lễ Hội, đặc biệt nhất là Lễ hội Katê. Lễ hội nổi tiếng này thể hiện được nét văn hóa dân tộc của người đồng bào trong khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Lễ hội mang đậm những giá trị văn hóa đặc sắc có trong thời kỳ lịch sử có yếu tố tâm linh, tín ngưỡng cụ thể.
Lễ hội còn mang một tâm thế tưởng nhớ đến thế hệ đời trước đông thời mong cầu những điều tốt đẹp nhất cho cuộc sống ở hiện tại. Vào năm 2017, cộng đồng dân tộc Chăm ở Ninh Thuận được nhà nước công nhận về Lễ hội Katê có trong “Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia”. Ngày nay, Lễ hội vấn được diễn ra theo chiều hướng phát triển hơn, sôi động hơn nhờ vào sự hòa nhập cùng nền văn hóa mới.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Dân tộc Dao và những đặc sắc trong phong tục tập quán
- Lễ hội Chùa Hương – Nét văn hóa mang bản sắc dân tộc Việt
Người Chăm cũng là một bộ phận anh em trong 54 dân tộc sinh sống ở Việt Nam. Những truyền thống quý báu cùng các đóng góp trong việc lưu trữ và bảo tồn các ngành nghề truyền thống, người Chăm chính là một trong những chủng tộc lâu đời nhất còn sót lại. Bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết nhất về dân tộc Chăm này, mong những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về nét văn hóa của dân tộc này.