Trong lễ cưới truyền thống, những cặp đôi Việt Nam sẽ trải qua 3 giai đoạn đó là dạm ngõ, ăn hỏi và đón dâu. Trong đó, lễ dạm ngõ là một nghi thức đầu tiên trong buổi gặp gỡ giữa đôi bên gia đình, từ đó đôi bên gia đình có thể tìm hiểu về điều kiện, hoàn cảnh thông qua trò chuyện và quyết định hôn nhân của cặp đôi. Cùng tìm hiểu về nghi thức cưới truyền thống được đề cập sau.
Lễ dạm ngõ là gì?
Lễ dạm ngõ hay chạm ngõ là nghi thức không thể thiếu, điển hình cho phong tục của người Việt Nam để hợp thức hóa hôn nhân. Lễ được tiến hành sau khi đôi bên gia đình cả 2 bên trai gái đã cùng thống nhất và quyết định tổ chức hôn lễ để đôi bạn trẻ cùng sánh bước đến hôn nhân. Đây là thời điểm để 2 bên gia đình có thể hiểu nhau hơn, tư cách, hoàn cảnh, gia đình từ đó giúp se duyên vợ chồng cho đôi uyên ương.
Thời kỳ trước đây, khi tổ chức lễ dạm ngõ đôi bên, nhà trai sẽ mang rượu trà, cau trầu, bánh đến nhà gái để báo cáo với tổ tiên. Những lễ vật này sẽ được chia thành nhiều phần rồi đem tặng cho họ hàng của bên gái. Khi đến nhà gái, bên nhà trai sẽ cử ra trưởng bối làm người đại diện ngỏ lời với gia đình nhà gái về lễ chạm ngõ. Nhà gái cũng sẽ đáp lễ chào mừng và tỏ ra đồng thuận. Lễ cúng bái tổ tiên sẽ được cử hành, rồi đôi bên cùng trò chuyện, uống trà.
Từ lễ dạm ngõ đến ăn hỏi không có mốc thời gian cụ thể, bởi điều này là do đôi bên gia đình thống nhất. Sau đó, nhà trai thường ghé thăm nhà gái mang theo nhiều quà tặng và lễ vật. Sau khi diễn ra lễ chạm ngõ, nếu như cả đôi bên gia đình đều đồng thuận sẽ tiếp tục tiến hành lễ ăn hỏi.
Lễ dạm ngõ mang ý nghĩa gì?
Lễ chạm ngõ chính là nghi thức trong nét đẹp truyền thống hôn nhân gia đình Việt. Đây cũng được xem là lần gặp gỡ chính thức đầu tiên để 2 bên gia đình có thể trò chuyện, cũng như hiểu hơn về điều kiện, gia cảnh đôi bên. Hiện nay, các cặp đôi đã có được quyền tự do yêu đương, tìm hiểu lẫn nhau nhưng nhà trai vẫn mang lễ vật đến phía nhà gái. Rồi ngỏ lời, để 2 bên có thể chính thức đến với nhau, tiến đến cuộc sống hạnh phúc trăm năm về sau.
Những lưu ý khi tổ chức lễ dạm ngõ
Lễ chạm ngõ là nghi thức đầu tiên của việc cưới hỏi về sau, nên khi tổ chức cũng khắt khe về nhiều mặt, cụ thể:
Xem ngày giờ tổ chức lễ dạm ngõ
Đây là nghi lễ rất quan trọng, các vị trưởng bối trong nhà thường đề cập đến việc xem ngày, giờ để mọi việc diễn ra thuận lợi. Đôi bên gia đình sẽ thống nhất để chọn được một ngày đẹp để tổ chức nghi thức này. Khi có sự chuẩn bị trước về ngày giờ, hai bên sẽ có được sự chuẩn bị chu toàn nhất cho buổi lễ, hạn chế những sai sót xảy ra, tạo ấn tượng tốt.
Tham gia lễ dạm ngõ cần có những ai?
Theo quan niệm truyền thống, lễ chạm ngõ chỉ diễn ra trong nội bộ đội bên gia đình, vậy nên thành phần tham dự cũng không cần thiết quá đông, chỉ từ 6-7 người. Cụ thể như sau:
- Bên nhà trai: Thường có chú rể, cha mẹ, anh chị em và một số vị trưởng bối của gia đình bên nhà trai.
- Bên nhà cái: Có cô dâu, cha mẹ và những anh chị em của cô dâu, vị đại diện của gia đình cô dâu.
Thông thường bên nhà trai sẽ thông báo trước với nhà gái với số lượng, thành phần nhà trai sang bên đó dạm ngõ. Từ đó, bên nhà gái sẽ có sự chuẩn bị đón tiếp chu đáo nhất để đón tiếp với gia đình nhà trai.
Trình tự của lễ chạm ngõ như thế nào?
Đúng đến thời điểm ngày giờ đã hẹn với gia đình nhà gái và tiến hành tổ chức lễ dạm ngõ. Sau đó, phía bên nhà trai sẽ giới thiệu đế bên nhà gái những người đại diện, thành phần có mặt trong buổi gặp mặt. Vị đại diện đàng trai sẽ phát biểu đồng thời trình bày lý do đến nhà gái. Những tráp lễ vật cũng được chuẩn bị, gia đình nhà trai cũng bày tỏ mong muốn 2 con có thể chính thức qua lại với nhau.
Sau đó, phía bên nhà gái sẽ đứng dậy cảm ơn, rồi bắt đầu giới thiệu những người có mặt, nhận quà từ phía nhà trai, đáp lễ đồng ý đôi bên kết duyên. Sau khi nhà gái đồng ý lời đề nghị, mẹ cô dâu sẽ tiến hành dâng những lễ vật đàng trai mang đến lên bàn thờ, cho đôi trẻ thắp hương và báo cáo với gia tiên để đôi trẻ thắp hương báo cáo với gia tiên, cầu mong phù hộ chuyện hôn nhân gia đình.
Cả đôi bên gia đình đều sẽ cùng nhau về những nghi thức khác nhau, đám cưới cùng những yêu cầu về lễ vật, thời gian. Hai bên sẽ có sự thống nhất về những về những nghi lễ về sau. Kết thúc buổi lễ, nhà gái có có thể mở tiệc trà mời nhà trai hoặc có bữa cơm thân mật để tăng thêm cơ hội giao lưu, tăng sự gắn kết và thân thiết của cả 2 bên.
Nhà gái cần chuẩn bị gì cho lễ chạm ngõ?
Trong lễ dạm ngõ, nội bộ gia đình nhà trai sẽ sang gặp gỡ nhà gái, vậy nên gia đình nhà gái cũng cần phải có những sự chuẩn bị nhất định để thể hiện sự cởi mở, quý trọng. Từ đó, tạo ấn tượng với nhà trai và giúp cho nhà gái có một cuộc sống vui vẻ về sau.
Dọn dẹp nhà cửa
Trước tiên, gia đình nhà gái nên sắp xếp, trang trí lại giúp cho nhà cửa sạch sẽ, đẹp mắt. Đặc biệt, cần lưu ý đến việc sắp xếp lại bàn thờ gia tiên, trình bày mâm ngũ quả đầy đủ theo phong tục để thể hiện tấm lòng thành kính, và thể hiện tấm lòng hiếu khách với gia đình nhà trai. Bởi gia đình nhà trai cũng sẽ thắp hương lên bàn thờ nhà gái, chính vì thế lau dọn và sắp xếp rất cần thiết.
Chuẩn bị nước uống, trái cây
Nhà gái để đón tiếp gia đình nhà trai đến cần chuẩn bị đầy đủ nước uống, bánh kẹo, trái cây đầy đủ. Đừng quên dộ dẹp sạch sẽ, cần bài trí sao cho đẹp mắt, có thêm khăn trải bàn, lọ hoa để giúp lễ dạm ngõ diễn ra ấm cúng nhưng không kém phần lịch sự.
Sắp xếp chỗ để xe cụ thể cho gia đình thông gia tương lai cũng rất cần thiết. Điều này giúp cho buổi lễ dạm ngõ được tiến hành trơn tru. Từ đó, tránh được những vướng bận khác, thậm chí có thể gây mất thoải mái giữa 2 bên.
Chuẩn bị tiệc
Sau khi buổi lễ dạm ngõ đã kết thúc, nhà gái sẽ chuẩn bị thêm buổi tiệc trà hoặc là một bữa cơm ấm cúng để đánh dấu quan hệ hoàn hảo giữa đôi bên. Vậy nên, gia đình nhà gái nên chuẩn bị bữa tiệc nhỏ có thể đãi tiệc tại nhà hoặc đặt sẵn tại các nhà hàng.
Nhà trai cần chuẩn bị những gì cho lễ chạm ngõ?
Trong buổi lễ dạm ngõ, nhà trai cần chuẩn bị một số lễ vật cần thiết để biếu tặng thể hiện tấm lòng với nhà gái. Vậy nên, chuẩn bị là điều cần thiết, gồm những lễ vật như trầu cau, rượu trắng phủ vải đỏ, trái cây tươi ngon, các loại bánh và một hộp trà.
Mỗi vùng miền lại có phong tục lễ chạm ngõ khác nhau nên thủ tục cũng có sự thay đổi ít nhiều. Nhưng lúc nào lễ vật cũng phải được chọn cẩn thận với loại ngon nhất, đẹp nhất để thể hiện sự tôn trọng và tấm lòng với phía nhà gái.
Có thể bạn quan tâm:
- Ngày khai trường – Ngày lễ quan trọng của thế hệ học sinh
- Ngày quốc tế đàn ông – Sự kiện trọng đại ít người biết đến
Như vậy, bài viết đã chia sẻ về thông tin lễ dạm ngõ cũng như những thủ tục có trong ngày đặc biệt này. Chuẩn bị một buổi gặp mặt suôn sẻ sẽ gia tăng thiện cảm đôi bên, kết duyên trăm năm cho đôi uyên ương.