Lễ hội đua thuyền Đà Nẵng đã trở thành một trong những phong tục truyền thống tại thành phố này. Hằng năm lễ hội được tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của người dân nơi đây cũng như khách du lịch. Thông tin bài viết sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về sự hấp dẫn và thú vị của lễ hội này nhé.
Thời gian tổ chức lễ hội đua thuyền
Đà Nẵng không chỉ được biết đến là một thành phố đáng sống nhất Việt Nam nhờ vẻ đẹp của sông nước, của sự phát triển sầm uất, của không khí và môi trường trong lành. Nơi đây còn biết đến với nhiều điểm du lịch nổi tiếng và các lễ hội thú vị được tổ chức thường xuyên.
Lễ hội đua thuyền được tổ chức hàng năm vào tháng Giêng Âm lịch. Lễ hội nhanh chóng thu hút sự tham gia đông đảo của người dân nơi đây cũng như du khách thập phương trải nghiệm. Lễ hội này diễn ra trên sông Hàn thuộc quận Liên Chiểu một điểm du lịch nổi tiếng tại đất Đà thành.
Thời gian lễ hội diễn ra chính thức có thể trong vòng 4 ngày hoặc thậm chí là hơn. Còn thời gian chuẩn bị lễ hội có thể trước đó đa cả mấy tháng trời. Các đội phải thi đấu với nhau qua các vòng bảng như bóng đá, sau đó tìm ra những đội xuất sắc nhất thi đấu chung kết để tìm ra đội chiến thắng.
Mỗi một đội đua thuyền sẽ có 21 người và phân chia từng vị trí công việc khác nhau người nắm tay chèo, người tay lái, người tát nước, đánh mõ. Mỗi lượt thi đấu sẽ là 4 đội tham gia và các đội sẽ đua 6 vòng với mỗi vòng có chiều dài 200m.
Sự hình thành và ý nghĩa của lễ hội
Theo tương truyền rằng mùa xuân là mùa của đâm chồi nảy lộc, là lúc đất trời chuyển giao. Vậy nên lễ hội đua thuyền diễn ra cầu mong cho một năm mới thuận hòa, mọi thứ đều hanh thông, mưa gió thuận hòa. Thành viên tham gia thi đấu chính là lực lượng trai tráng có sức khỏe tốt chọn lọc trong làng. Đội nào dành chiến thắng đội đó sẽ gặp may mắn trong suốt một năm liền, làm ăn thuận hòa, hạnh phúc ấm no.
Thực tế cho thấy rằng, lễ hội này diễn ra không chỉ là một cuộc thi giành thắng thua. Thông qua lễ hội này còn giúp tái hiện lại những phong tục tập quán, các nét đẹp trong văn hoá dân gian, thể hiện sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
Đây cũng là lễ hội mang đến tinh thần giải trí, vui chơi, xua tan đi mệt mỏi của cuộc sống và trở thành một phần không thể thiếu đối với người dân nơi đây, mang tới du khách những thú vị hơn trong trải nghiệm. Không những thế, đây cũng là một lễ hội thu hút du khách đông đảo đến với đất Đà Nẵng góp phần làm giàu cho quê hương, đất nước.
Cách di chuyển tới lễ hội
Để có thể trải nghiệm và tham gia lễ hội đua thuyền, bạn sẽ không khó để di chuyển bằng nhiều phương tiện đến đây. Nếu là du khách thập phương có thể bắt xe ô tô hoặc đi máy bay đến sân bay Đà Nẵng. Sau đó đi bằng nhiều phương tiện khác nhau để đến trung tâm thành phố Đà Nẵng.
Sau đó, di chuyển tới quận Liên Chiêu, tới con sống Hàn nổi tiếng là có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp cũng như không khí hào hùng, sôi sục của lễ hội. Với người dân địa phương chắc chắn không còn xa lạ với con sông này và dễ dàng có thể đi xe máy, taxi, ô tô riêng để được trải nghiệm.
Lễ hội đua thuyền Đà Nẵng có gì đặc sắc?
Lễ hội đua thuyền luôn hấp dẫn với người dân bản địa cũng như du khách. Bởi sự nhộn nhịp, náo nhiệt diễn ra từ trước, trong và cả sau lễ hội, cụ thể du khách sẽ được khám phá nét đẹp văn hoá này như sau:
Sự chuẩn bị của lễ hội
Theo quan niệm của người dân nơi đây cho rằng, năm nào đua thuyền giành giải nhất năm đó làng đó, thôn xóm đó được mùa, thuận buồm xuôi gió, làm ăn khấm khá. Vậy nên mọi người ở trong làng ai ai cũng háo hức chuẩn bị lễ hội cả tuần trời. Họ sẽ chọn ra dòng gỗ tốt nhất để tạo nên chiếc thuyền khỏe mạnh có khả năng lướt sóng tốt nhất trên sông.
Những người con trai, con gái trong làng cũng được chọn lọc những người khỏe mạnh nhất. Từ giữa tháng 8 các chàng trai, người nông dân và cả chị em đã phải tạm gác lại việc đồng áng để cùng nhau luyện tập vì màu cờ sắc áo của đội mình.
Trước lúc diễn ra lễ hội đua thuyền
Tất cả các thôn xóm, bản làng tham gia lễ hội này đều phải rục rịch chuẩn bị từ đêm đến sáng. Ai cũng mong muốn đôi mình sẽ chinh phục được giải thưởng để mang vinh quang về cho thôn xóm mình. Lễ hội bắt đầu vào sáng tinh mơ, những lão làng là người đại diện để tham gia khai mạc lễ hội tại Sông Hàn.
Hai bên bờ sông là đầy ắp người với những tiếng cười nói không dứt, hàng trăm người đổ về với mong muốn tìm được vị trí đứng để cho dễ xem được tất cả khung cảnh của lễ hội.
Trước khi cuộc tranh tài diễn ra, các bô lão cùng với thuyền trưởng sẽ thắp hương tại mũi thuyền vơi lời cầu nguyện may mắn, thắng lợi. Mỗi một đội tham gia sẽ có 30 thành viên với lực lượng thanh niên và nông dân trai tráng trong độ tuổi từ 30 – 35. Họ đã cùng bàn bạc, đồng tâm hiệp lực để có được sức mạnh và chiến thuật thi đấu tốt nhất.
Vui chung không khí náo nhiệt của lễ hội đua thuyền
Khi tiếng còi vang lên là lúc cuộc đua thuyền bắt đầu, những chiếc thuyền lao vun vút. Hai bên bờ sông lúc nào cũng có tiếng hò reo vui nhộn, tiếng cổ vũ động viên đội của mình, kèn trống um xùm tạo nên bầu không khí náo nhiệt chưa từng có.
Những đoàn khách du lịch trong nước và nước ngoài cũng không khỏi háo hức đứng xem và cổ vũ. Từng đoàn thuyền đang dùng hết sức mình để cố gắng đưa thuyền mình về đích sớm nhất tạo nên sự thú vị và gay cấn khiến lễ hội càng thêm vui và ý nghĩa hơn.
Kết thúc lễ hội, sẽ có đội thắng và đội thua nhưng cho dù kết quả ra sao đó cũng là một sự nỗ lực và cố gắng không ngừng nghỉ của các thành viên. Chính vì vậy, ai cũng vui mừng, phấn khởi và trở nên đoàn kết, thấm đậm bền chặt hơn.
Trước đây lễ hội này chỉ diễn ra theo hình thức tự phát không có quy mô rầm rộ. Nhưng ngày nay, lễ hội này đang ngày càng được chính quyền quan tâm hơn, phát huy và đầu tư hơn để gìn giữ nét đẹp trong văn hoá người dân Đà Nẵng.
Những trải nghiệm khác ngoài lễ hội
Khi tới đất Đà Nẵng, bạn không chỉ hòa mình vào không khí vui vẻ, náo nhiệt của lễ hội đua thuyền mà còn có thể tham quan một số điểm du lịch nổi tiếng tại đây. Bạn sẽ được tận mắt ngắm vẻ đẹp và đi qua cây cầu Vàng, chùa Non Nước,…. Cũng là cơ hội để biết thêm về ẩm thực, về những món ăn mang đậm văn hoá Đà Nẵng như bánh cuốn, bánh mì que,….
Không những thế, nghỉ dưỡng tại đây, du khách còn có cơ hội được nghỉ dưỡng trong những khách sạn sang trọng, đẳng cấp và hiện đại bậc nhất. Những phòng nghỉ đạt chuẩn quốc tế 5 sao, đầy đủ tiện nghi cùng với những dịch vụ chăm sóc thân thiện, mến khách của người dân nơi đây. Đồng thời giá cả cho những dịch vụ và tiện ích nơi đây không quá đắt đỏ, thích hợp với nhiều du khách.
Có thể bạn quan tâm:
- Lễ hội chọi trâu – Nét đẹp văn hóa đến từ vùng đất cảng
- Ngày Quốc tế Lao động – Dịp lễ mang ý nghĩa sâu sắc
Lễ hội đua thuyền là một trong những nét đẹp văn hoá cần được phát huy lâu dài. Nếu có cơ hội được ghé thăm Đà Nẵng bạn hãy chọn vào mùa lễ hội này để được khám phá và trải nghiệm sự thú vị và hấp dẫn nhất nơi đây nhé.