Hằng năm, không chỉ Việt Nam mà người lao động trên toàn thế thế chào đón ngày Quốc tế Lao động 1/5 một cách đầy sự hào hứng và vui vẻ. Đây chính là dịp lễ chứa đựng một ý nghĩa to lớn giúp mọi người tưởng nhớ tới thời điểm lịch sử mang ý nghĩa trọng đại trên thế giới nói chung và mảnh đất hình chữ S xinh đẹp nói riêng.
Quốc tế Lao động là ngày gì?
Quốc tế Lao động là ngày lễ được chọn để tưởng nhớ công lao đấu tranh của người lao động trong phong trào công nhân quốc tế trước khi trong lịch sử. Cứ vào ngày này tại nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước châu Mỹ, châu Âu trước kia lại tổ chức biểu tình với hàng triệu người lao động từ công đoàn nhằm đòi lại quyền xã hội và ngày Quốc tế Lao động ra đời.
Phong trào đấu tranh của tổ chức cộng sản, vô chính phủ, cánh tả cùng những công đoàn trong ngày này rất sôi nổi với các cuộc tuần tra kín mọi góc phố. Mục đích của họ khi thực hiện việc này chính là yêu cầu mở rộng quyền lao động và an sinh xã hội để đời sống được nâng cao hơn.
Vì sao 1/5 lại được chọn kỷ niệm Quốc tế Lao động?
Để biết được lý do 1/5 được chọn làm ngày Quốc tế Lao động, chúng ta cần quay lại lịch sử tại thành phố Chicago – Mỹ để thấy được sự đấu tranh mãnh liệt của người lao động. Ở thế kỷ 19, thành phố này được xem là trung tâm thương nghiệp của Mỹ và đang tranh đua tư bản một cách quyết liệt.
Công nhân tại đây bị ép làm việc quá mức 14 – 18 tiếng/ngày và nữ giới làm việc không gì nam giới nhưng lương lại chỉ bằng một nửa. Không những thế, trẻ em cũng phải làm việc tới 12 tiếng/ngày và không hề có ngày nghỉ. Sự bóc lột sức lao động một cách tàn khốc này đã khiến phong trào bãi công bùng lên đòi tăng lương và sự ra đời của công đoàn cũng từ đây.
Cuối cùng thì giới cầm quyền Mỹ cũng phải chấp thuận luật làm 8 giờ/ngày vào năm 1868 đối với xí nghiệp Chính phủ nhưng chỉ giảm còn 11 – 12 giờ/ngày đối với xí nghiệp tư nhân. Mãi cho tới 1886, thông tin thời gian quy định làm việc 8 giờ/ngày mới được thông qua trong Nghị quyết được đề xuất trong Đại hội Lao động Liên đoàn Mỹ.
Sở dĩ, ngày lễ Quốc tế Lao động được chọn vào ngày 1/5 bởi vì hầu hết các xí nghiệp sẽ kết thúc năm kế toán cũ và bắt đầu sổ kế toán mới vào ngày này. Cùng với đó, những người chủ và thợ của mình cũng sẽ ký kết hợp đồng với nhau để bắt đầu vòng công việc tiếp theo.
Nguồn gốc ra đời của ngày Quốc tế Lao động
Vào ngày 1/5/1886, công nhân đã tham gia bãi công để phản đối lại sự đối đãi của giới chủ Mỹ và cần được đáp ứng đầy đủ, chấp thuận các yêu sách. Cuộc bãi công đầu tiên diễn ra đã có tới 40.000 người tham gia và biểu tình yêu cầu không được ép buộc công nhân làm việc quá 8 tiếng/ngày ngay tại thành phố Chicago rất sôi nổi.
Tuy nhiên, cuộc biểu tình tại Chicago bị đàn áp một cách nặng nề nhưng càng như thế lại càng diễn ra quyết liệt và thu hút được đông đảo người lao động tham gia hơn. Chỉ trong 2 ngày đã có thêm 6.000 công nhân bãi công và biểu tình nhưng đã có 9 công nhân bị giết và 50 người bị thương nặng tạo nên cơn chấn động tại thành phố.
Đến ngày 4/5, cuộc mít tinh khổng lồ diễn ra với kết quả là hơn 200 người chết và bị thương khi cố gắng chống đối lại cảnh sát và chính quyền. Hơn 1 năm sau, nhiều thủ lĩnh của các cuộc đấu tranh này đã bị treo cổ nhưng kết quả cuối cùng là giới chủ vẫn phải chấp nhận yêu sách của người lao động.
Ngày 20/6/1889, sau 3 năm kết thúc thảm kịch tại thành phố Chicago, tại Paris đã tổ chức họp Quốc tế cộng sản II với sự lãnh đạo và điều hành của Frederic Engels. Tại đây, nghị quyết lấy ngày 1/5 để biểu dương cho sự đấu tranh dũng cảm của tầng lớp vô sản đã được Quốc tế Cộng Sản II chấp thuận và cũng chính là kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động ra đời.
Ý nghĩa to lớn của ngày Quốc tế Lao động
Cuộc tàn sát đẫm máu này đã khiến toàn thế giới rung động và có thể ví như một cơn địa chấn đối với giai cấp công nhân trên toàn thế giới. Các cuộc bãi công và mít tinh cũng được tổ chức rộng rãi ở nhiều quốc gia khác nhằm biểu hiện sự đồng tình của người dân các nước đó đối với những công nhân vô sản Mỹ.
Từ đó, ngày Quốc tế Lao động 1/5 đã được chọn để biểu dương thắng lợi đạt mục tiêu to lớn nhất chính là đòi lại được cho giới công nhân sự công bằng trong chế độ kinh tế – xã hội và thể hiện tình cảm khăng khít giữa những người lao động thuộc các nước với nhau. Đây cũng chính là ngày biểu dương cho sự dũng cảm của lực lượng lao động, đấu tranh vì dân chủ, tiến bộ xã hội mạnh mẽ.
Ngày nay, Quốc tế Lao động đã trở thành ngày hội mang ý nghĩa to lớn của công nhân và nhân dân lao động thế giới nói chung cũng như người dân dải đất chữ S nói riêng. Sự đoàn kết của các dân tộc bị áp bức cũng như công nhân trên thế giới sẽ được thể hiện trong dịp này để kỷ niệm và chúc mừng cho sự thành công cuộc đấu tranh vì hòa bình, dân tộc.
Không chỉ có thế, hoa linh lan còn được sử dụng như biểu tượng đặc trưng của ngày lễ này bởi loài hoa này trong trắng, bé nhỏ và tinh khiết lại nở vào mùa hè. Do đó, không có gì là lạ nếu linh lan được chọn để người dân nước Pháp tưởng nhớ những người đã khuất trong cuộc biểu tình ở miền Bắc.
Ngày lễ Quốc tế Lao động đầu tiên tại Việt Nam
Tại Việt Nam, phong trào đấu tranh đã lên tới đỉnh điểm chống đế quốc thực dân và ngày 1/5 được chọn để khẳng định và chứng minh không thể không giành được độc lập và quyền lợi xã hội của những người dân lao động chân chính. Cũng chính 1/5/1930, ngày Quốc tế Lao động với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam thân yêu.
Giai cấp công nhân đã biểu dương tình đoàn kết của mọi người lao động quốc tế với Cách mạng bằng cách tổ chức biểu tình. Đồng thời, người dân cũng đòi hỏi phải được cải thiện điều kiện làm việc chỉ 8 giờ/ngày đối với đế quốc Pháp. Và Thủ đô Hà Nội vinh dự là địa điểm lần đầu tiên tổ chức Quốc tế Lao động một cách trọng thể năm 1946.
Ngay sau sự thành công của Cách mạng Tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh 22c NV/CC về quyết định nghỉ Tết lễ kỷ niệm vào ngày 18/21946 và trong đó, 1/5 chính thức là ngày lễ nhân dân lao động cả nước được nghỉ nguyên 1 ngày và hưởng nguyên lương. Tất cả mọi người cho tới nay hàng năm đều hào hứng chào đón ngày lễ này cùng với ngày 30/4.
Có thể bạn quan tâm:
- Lễ tạ ơn và những ý nghĩa sâu sắc của ngày lễ truyền thống
- Đại lễ Phật Đản – sự kiện văn hóa lâu đời của phật giáo
Bài viết trên đây đã được chia sẻ giúp bạn hiểu rõ nguồn gốc ra đời và ý nghĩa của ngày Quốc tế Lao động trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Cùng với 30/4, bạn cùng gia đình hãy tận hưởng kỳ nghỉ một cách thoải mái nhất để lấy lại nguồn năng lượng cho những ngày làm việc tiếp theo trong năm nhé.