Lễ hội trăng rằm đầu tiên của năm mới thường được bắt đầu từ giữa đêm 14 (đêm trước trăng rằm) trọn ngày 15 (ngày rằm) cho đến nửa đêm 15 (đêm trăng rằm) của tháng giêng Âm lịch. Nhiều nơi còn quan niệm “Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng” nên những nghi lễ diễn ra trong ngày này cũng được chuẩn bị rất chu đáo. Vậy ý nghĩa ngày Tết Nguyên Tiêu là gì?
Nguồn gốc ngày Rằm tháng Giêng
Tết Nguyên Tiêu hay còn được gọi là Rằm tháng Giêng là một ngày lễ bắt nguồn từ Trung Quốc kéo dài từ ngày 14 – 15 tháng Giêng âm lịch. Theo TS. Đinh Đức Tiến, khoa Lịch sử, Đại học Xã hội và Nhân văn, Tết Nguyên Tiêu đều bắt nguồn từ những sự tích của Trung Quốc và có nhiều phiên bản khác nhau.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Mâm cúng Tết Nguyên tiêu cần chuẩn bị là lưa ý điều gì?
- Tết Nguyên Tiêu Trung Quốc có những nết văn hóa gì thú vị?
- Nguồn gốc của Tết Nguyên Tiêu hình thành như thế nào?
Nhiều tài liệu nhắc đến Tết Nguyên Tiêu bắt nguồn từ thời Tây Hán, Trung Quốc với lễ hội rước đèn long trọng. Câu chuyện bắt đầu từ việc các cung nữ mỗi khi xuân đến lại nhớ nhà nhưng cung vua lại canh gác nghiêm ngặt nên không thể ra được. Lúc này, Đông Phương Sóc – viên sủng thần của Hán Vũ Đế đã cảm động trước tấm lòng của cung nữ và giúp cô.
Ông tung tin thành Trường An sẽ bị Hỏa thần thiêu rụi khiến nhiều người dân lo sợ, sau đó đưa ra hiến kế với nhà vua rằng vào ngày rằm tháng giêng này vua cùng người nhà nên lánh nạn ngoài cung trong ngày đó sẽ cho sẽ cho người treo đèn lồng đầy sân giả cảnh lửa cháy để lừa Hỏa thần.
Sự Tích, Ý Nghĩa Ngày Tết Nguyên Tiêu
Có rất nhiều sự tích về ngày Tết Nguyên Tiêu, tuy nhiên đây có lẽ là sự tích phổ biến nhất. Chuyện kể rằng ngày xưa Ngọc Hoàng vô cùng yêu thích một cặp thiên nga trên trời. Không may, vào một ngày đẹp trời cặp thiên nga xuống trần gian chơi đã bị thợ săn giết chết. Ngọc Hoàng tức giận đã trừng phạt tất cả mọi người dưới trần gian bởi ngài cho rằng con người đều giống nhau.
Từ đó cứ đến ngày 15/1, Ngọc Hoàng ra lệnh cho thiên binh thiên tướng xuống dưới trần gian phun lửa nhằm thiêu trụi hoa màu, đất đai khiến con người không thể canh tác được. Trừng phạt độc ác này không được sự đồng tình của các vị thần tiên trên trời. Các vị thần lén xuống trần gian, chỉ cho con người treo đèn lồng đỏ và đốt pháo hoa để đánh lừa Ngọc Hoàng là đã phóng hỏa thiêu đốt nhà cửa, đất đai. Nhờ cách làm này mà người dân dưới hạ giới được yên bình, vô sự.
Vì vậy, cứ đến ngày 15/1 Tết Nguyên Tiêu, nhà nhà người người treo đèn lồng và đốt pháo hoa, các thành viên trong gia đình quây quần bên mâm cơm sum họp. Họ chuẩn bị lễ cúng để dâng lên cho các vị thần tiên bày tỏ lòng thành kính cũng như cầu may mắn cho năm mới.
Về ý nghĩa ngày Tết Nguyên Tiêu, đây là dịp để con cháu bày tỏ niềm thành kính đối với ông bà, tổ tiên dòng họ. Bên cạnh đó, thời xa xưa ngày này vua thường mở tiệc để chiêu đãi các quần thần, quan khách và các vị Trạng Nguyên sẽ đến trổ tài làm thơ, bàn luận về vẻ đẹp của đất trời. Tết Nguyên Tiêu còn tượng trưng cho sự tao nhã, thoải mái, là thời gian để mọi người cùng thưởng thức phong cách đất trời và thư giãn dưới ánh trăng.
Ý Nghĩa Ngày Tết Nguyên Tiêu qua truyền thuyết Thiên Nga
Sự tích xưa ghi lại câu truyện về một con thiên nga vốn là giống thiên nga trên trời, được Ngọc hoàng yêu quý. Một hôm, thiên nga từ trên thiên đình bay xuống hạ giới rong chơi.
Thật không may, một người thợ săn nhìn thấy và đã vô tình bắn chết con thiên nga. Việc này đến tai Ngọc Hoàng thượng đế, người rất tức giận và thay vì trừng phạt người thợ săn, Người ra lệnh trừng phạt tất cả muôn loài dưới hạ giới. Ngọc Hoàng sai một đội quân Thiên binh thiên tướng đúng ngày 15 tháng 1 hàng năm xuống thiêu rụi mặt đất, không cho con người và động vật sống.
Có thể bạn quan tâm:
- Lễ Phục Sinh – Mùa lễ của lòng biết ơn và tri ân sâu sắc
- Lễ tình nhân – Nguồn gốc ra đời ngày lễ này như nào?
May thay, trên thiên đình vẫn có những vị thần không tán thành cách làm của Ngọc Hoàng, lệnh trừng phạt này quá khắt khe và nặng nề. Họ đã liều mình, bí mật xuống hạ giới và bầy cho chúng sinh kế để thoát nạn. Thế là vào ngày 15 tháng Giêng hàng năm, nhà nhà đều treo đèn lồng đỏ và bắn pháo hoa để khi Ngọc Hoàng nhìn xuống tưởng rằng nhà cửa, làng mạc ở dưới đã bị phóng hỏa, thiêu rụi. Nhờ đó mà loài người và muôn thú mới thoát khỏi họa diệt vong.
Kể từ đó đến nay, ngày 15 tháng 1 hàng năm đã được nhân dân chọn làm ngày Tết Nguyên Tiêu và hình thành phong tục treo đèn lồng trong ngày này. Mọi người nấu cỗ, bày tiệc, sum họp bên gia đình, mừng một năm mới bắt đầu bình an, may mắn. Đèn lồng cũng vì thế mà phát triển ra nhiều loại khác nhau như đèn lồng cá chép, đèn rồng, phượng,…
Ý nghĩa ngày Tết Nguyên Tiêu là rất lớn đối với người dân của nước ta. Đây là ngày để gia đình xung họp và cùng vui vẻ bênh nhau, tỏ long biết ơn đến ông bà ngày xưa.
Tổng hợp: sukienquanhta.net