Cứ mỗi vào dịp tết đến xuân về cũng là lúc người dân trên khắp đất nước Việt Nam nôn náo, háo hức đón chờ nhiều lễ hội lớn diễn ra. Tại xứ Kinh Bắc xưa đã lưu truyền và tổ chức một lễ hội lớn trong suốt nhiều năm qua, đó chính là Hội Lim. Đây là những ngày đầu năm rất quan trọng, có nhiều hoạt động tế lễ, cúng bái được diễn ra. Nhằm thể hiện lòng yêu nước, biết ơn dành cho cha ông trong làng và cũng một phần tôn vinh, phát huy nét đẹp của văn hoá nghệ thuật làng xã.
Sự bắt nguồn của Hội Lim là đến từ đâu?
Xứ Kinh Bắc được ví như cái nôi của nền văn hiến lâu đời, đã có hàng trăm nét đẹp văn hóa, phong tục tập quán bắt nguồn từ nơi đây. Trong số đó, tại Bắc Ninh đã nổi tiếng từ lâu với Hội Lim, một trong những lễ hội được chú ý và hướng ứng nhiều nhất ở nước ta.
Hội Lim được cho có nguồn gốc từ những hội hát quan họ, hát chèo tại các làng quê miền Bắc. Có một giai thoại kể rằng, nơi đây ngày xưa có chàng Trương Chi với giọng hát cực kỳ ngọt ngào, đã để lại dấu ấn khó phai bên dòng sông Tiêu Tương huyền thoại.
Và để tiếp tục lưu truyền những tài năng của thế hệ trẻ cũng như tri ân cha ông đã sáng tạo nên những loại hình nghệ thuật đặc biệt ấy. Người dân trong làng cạnh dòng sông năm nào, đã tiếp tục nối góp, thi nhau tổ chức Hội Lim mỗi năm một lần. Cứ như vậy, vùng đất này cũng như lễ hội này, đã ghi dấu mãnh liệt trong lòng người dân khắp nơi, đặc biệt là những người đến từ miền xuôi.
Hội Lim được tổ chức tính đến này đã vài trăm năm, nhưng vẫn là những ngày lễ rất quan trọng. Được tổ chức rộng khắp tại trên tổng Nội Duệ, bao gồm rất nhiều làng xã khác tại Bắc Ninh. Đã có rất nhiều người dân yêu làng, yêu văn hoá đã hiến cả ruộng vườn tài, sản của mình để phát triển lễ hội này. Trong đó có quận công Đỗ Nguyên Thuỵ, ông Nguyễn Đình Diễn là những tấm gương sáng.
Những điều bạn có thể chưa biết về Hội Lim
Là một người dân Việt Nam, có truyền thống ngàn năm văn hiến, chúng ta cần nắm rõ cho mình những nét đẹp văn hoá, bản sắc truyền thống của dân tộc mình. Và Hội Lim cũng là một phần rất trọng đại, nói lên văn hoá làng xã và cái hay của nghệ thuật hát dân ca quan họ. Chính vì thế, chúng ta cần phải học hỏi để tiếp tục phát huy những giá trị quý báu của nước ta từ xưa đến nay.
Hội sẽ diễn ra vào khoảng thời gian nào?
Trước đây, Hội này được tổ chức vào vào khoảng tháng tám âm lịch, nhưng sau này đã được người dân trong làng kiến nghị đổi sang tháng giữa tháng Giêng. Vào thời khắc đầu năm, muôn hoa đã đua nhau nở rực, vạn vật dần tái sinh sau một mùa đông lạnh giá. Hội Lim cũng men theo cơn gió xuân ấm áp, len lỏi vào không khí tươi vui hân hoan của mùa mới.
Sau khi ăn tết xong, nhà nhà tất bật đi làm lại sau thời gian nghỉ dài, thì người dân trong thôn Đình Cả cùng nhiều khu vực lân cận lại rộn rã chuẩn bị cho lễ hội lớn nơi họ. Rất nhiều sự sắp xếp phải được thực hiện từ trước đó rất lâu, để kịp cho Hội Lim diễn ra một cách suôn sẻ và bình yên.
Mùng 9, 10 âm lịch, người dân đã tề tựu đông đủ tại đình làng và chùa Lim để cùng nhau tay trang trí, chuẩn bị dụng cụ, thức ăn để đón tiếp khách khứa cũng như khách du lịch thập phương. Hội sẽ được diễn ra từ ngày 11 đến 14 âm lịch, nhưng ngày chính hội lại là 13. Thời điểm này, sẽ có nhiều hoạt động thờ cúng, rước lễ được diễn ra cực kỳ sôi nổi.
Các hoạt động hấp dẫn được tổ chức trong Hội
Đã nói là hội thì những hoạt động về tín ngưỡng là quan trọng nhất, tại đây người dân sẽ tiến hành lễ rước, lễ thờ cúng các vị thần. Để thể hiện lòng biết ơn cũng như tri ân sâu sắc nhất dành cho họ, nói lên sự quyết tâm bảo vệ làng và người dân bình an, ấm no, hạnh phúc.
Ngoài ra còn có sự góp mặt của các trò chơi dân gian cực kỳ đáng thử như đấu võ, đấu vật, đấu trí, giải câu đố, nấu cơm,… Rất nhiều trò chơi đã làm điểm sáng và thu hút đông đảo người dân tham gia
Một phần quan trọng không kém chính là phần thi hát dành cho người tham gia Hội Lim. Tại đây có nhiều thể loại dân ca cho bạn chọn lựa để thể hiện tài năng, từ quan họ Bắc Ninh, ca trù, hát chèo, hát nối đều được dân làng chơi thành thạo.
Ngoài ra còn phải kể đến các câu chuyện và những hoạt cảnh ngày xưa được người dân tái hiện lại, vô cùng chân thật. Cho chúng ta biết được cách dựng làng, giữ làng như thế nào, thấy được tinh thần bất khuất chống giặc ngày xưa của cha ông ta.
Quá trình diễn ra của Hội Lim như thế nào?
Như chúng ta đã biết, Hội Lim được diễn ra từ ngày 11 âm lịch, khi đó đã có nhiều hoạt động hay ho và hấp dẫn. Nhưng đến ngày 13, mới bắt đầu chính thức diễn ra các nghi lễ chính trong hội. Vào sáng sớm, hầu như toàn bộ người dân trong làng sẽ được mặc trang phục truyền thống ngày xưa để đi rước lễ. Những bộ quần áo lung linh sắc màu sẽ được diện lại một lần nữa trên chính những người dân thiện lành.
Đoàn người đi diễu hành kéo dài khoảng hơn một cây số, điểm dừng của họ chính là đình làng. Tại đây nghi thức thờ cúng sẽ được diễn ra với vô số những khâu rất chi tiết và cầu kỳ. Sẽ có người hát quan họ từ ngoài cửa đình, tiếng hát ngân nga, được vọng vào tựa như năm nào của chàng Trương Chi.
Sau những nghi lễ ấy, sẽ là những phần thi hát có chấm điểm đến từ các cụ ngày xưa, họ có kinh nghiệm sâu rộng trong bộ môn nghệ thuật này. Từ đó những bài hát quen thuộc và hay đến nao lòng sẽ được ngân lên, bay vào trong cơn gió, truyền đi khắp muôn phương.
Mang đến một ý nghĩa to lớn cho dân tộc ta
Hội Lim chính là một phương thức tôn vinh nghệ thuật ca hát quan họ của đất nước Việt Nam. Đưa những người con của tổ quốc được tiếp cận gần hơn với truyền thống lâu đời và tươi đẹp của cha ông ta ngày xưa. Để họ có nhận thức đúng đắn, có tinh thần kế thừa và phát huy tuyệt vời trong nay mai.
Cũng như đây là lễ hội lớn, nói lên truyền thống yêu nước, tôn sư trọng đạo của toàn thể nhân dân Việt Nam. Biết ơn người đã sáng lập và cống hiến cho nghệ thuật văn hoá nước nhà. Ai trong chúng ta, không chỉ người dân thôn Đình Cả cũng đều có một tình yêu to lớn dành cho bản sắc văn hoá, thấm đượm tinh thần bất khuất dân tộc.
Ngoài ra, Hội Lim cũng đã góp phần làm rạng danh và tỏa sáng thêm vẻ đẹp của đất nước. Giúp cho bạn bè quốc tế thấy được các giá trị tiềm ẩn của di sản văn hoá Việt Nam. Cũng như đã giúp quảng bá thành công hình ảnh của đất nước ra ngoài thế giới, thu hút biết bao người yêu văn hoá đến thăm.
Có thể bạn quan tâm:
- Ngày của cha – Khoảnh khắc nhân lên tình cảm gia đình
- Ngày Trái đất – Ý nghĩa của hoạt động bảo vệ hành tinh xanh
Kết Luận
Hội Lim chính là một lễ hội ngàn năm có một của dân tộc ta, mãi mãi được ví như giá trị văn hoá quý báu. Không chỉ làm giàu cho kho tàng lễ hội đồ sộ của nước nhà mà còn làm đẹp hơn, mỹ miều hơn nét đặc trưng của văn hóa vùng miền, làng xã Việt Nam.