Tết Thanh Minh là một ngày lễ Tết thể hiện “Đạo lý uống nước nhớ nguồn”, lòng thành kính đối với tổ tiên của người dân Việt Nam. Mang đậm nét thiêng liêng phong tục truyền thống in sâu trong mỗi người dân Việt Nam vào ngày này những người con xa quê đều sắp xếp về tảo mộ tổ tiên mình. Vậy Tết Thanh Minh có ý nghĩa, nguồn gốc như thế nào? Và năm nay thời gian diễn ra Tết Thanh Minh diễn ra vào ngày nào dương lịch? Hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Thời gian diễn ra Tết Thanh Minh trong năm 2022
Tết Thanh Minh (hay còn gọi Tiết thanh minh) là lễ tảo mộ từ lâu đã trở thành một trong những ngày lễ thiêng liêng đi sâu vào tiềm thức và văn hóa người Việt. Với truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn, nhân dân ta coi đây là dịp để con cháu tưởng nhớ, thể hiện lòng thành kính và biết ơn đến những người thân đã khuất. Nguồn gốc Tết Thanh Minh xuất phát từ thời Trung Hoa cổ đại và thường tính theo ngày Dương lịch.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Ý nghĩa của Tết Thanh Minh đối với người dân Việt Nam
- Mâm cúng Tết Thanh Minh bao gồm những món ăn nào?
- Nguồn gốc của Tết Thanh Minh bắt nguồn từ đâu? Khi nào?
Lấy điểm Xuân Phân làm điểm xuất phát (kinh độ mặt trời ứng với 0 độ), thì Tiết Thanh Minh ứng với thời điểm kinh độ mặt trời là 15 độ. Theo cách tính này thì Tết Thanh Minh năm 2022 tính theo Dương lịch sẽ bắt đầu từ ngày 5/4 (khi kết thúc tiết Xuân Phân) đến ngày 20/4 (khi bắt đầu tiết Cốc Vũ). Còn tính theo Âm lịch thì tiết Thanh Minh bắt đầu vào thứ 3 ngày 5/3 – tức ngày 05/04/2022 dương lịch. Vào ngày này, người Việt Nam thường tiến hành lễ tảo mộ để tỏ lòng thành kính, hiếu nghĩa đến đến những người thân đã khuất.
Thời gian diễn ra Tết Thanh Minh trong năm 2023
Ngày lễ Tết Thanh Minh không có ngày cố định thời gian bắt đầu từ ngày 4-5/4 (sau khi kết thúc tiết xuân phân) và kết thúc vào khoảng 20-21/4 dương lịch (khi bắt đầu Tiết Cốc Vũ). Vào ngày lễ này con cháu cùng nhau kéo về thăm mộ của tổ tiên, cùng nhau dọn dẹp quét rửa mộ phần và bày mâm cúng cho tổ tiên mong tổ tiên phù hộ cho con cháu luôn khỏe mạnh bình an. Năm 2023 Tết Thanh Minh rơi vào thứ ba ngày mùng 5/4/2023 (5/3 âm lịch).
Lễ tảo mộ cần chuẩn bị những gì?
Trong dịp Thanh Minh, Tảo mộ được coi là nghi lễ quan trọng nhất, con cháu sẽ làm lễ tạ mộ ngay tại mộ phần. Việc chuẩn vị mâm lễ tạ mộ sao cho đầy đủ được các gia đình rất coi trọng.
Chuẩn bị lễ vật cúng Thanh minh ngoài
- Hương thơm, tiền vàng, giấy ngũ sắc, quần áo giấy
- Bánh kẹo, hoa quả tươi
- Trầu cau, thuốc, chè
- Rượu trắng, nước sạch để cúng
- Đồ ăn chay hoặc mặn
- Một bộ tam sinh (có thể có hoặc không)
- Những lễ vật trên cần dùng đĩa để đựng, sắp xếp gọn gàng và chu đáo, khi bày biện cần để đồ lễ lên mâm hoặc trải chiếu để dọn lên làm lễ (tránh để trực tiếp lên mặt đất).
Lưu ý: Trước khi cúng Thanh minh ngoài mộ, nên thắp hương cúng Thổ Công và Thổ Địa tại nơi an táng mộ phần trước để xin phép. Các gia đình cần chuẩn bị lễ cúng dành riêng cho các ngài với lễ vật đơn giản gồm: hương nhang, trầu cau, rượu, tiền vàng, hoa quả, bánh kẹo… tùy theo mỗi gia đình.
Chuẩn bị mâm cỗ cúng trong ngày Tết Thanh Minh tại nhà
Trong thời gian diễn ra Tết Thanh Minh, mâm lễ cúng Thanh Minh tại nhà không cần quá cầu kỳ, tùy theo điều kiện gia đình và phong tục tập quán vùng miền, điều quan trọng là người làm lễ phải có tâm thành kính.
Tùy theo mỗi gia đình, có thể chuẩn bị mâm cúng chay hoặc mặn với đầy đủ các món mặn như xôi, gà , giò, nem, canh miến, thêm đĩa xào… và một số lễ vật khác như hoa quả, bánh kẹo, trầu cau, vàng mã..
Trong Thời gian diễn ra Tết Thanh Minh cần kiêng gì?
Có thể bạn quan tâm:
- Thất tịch là lễ lớn và những điều thú vị bạn nên tìm hiểu
- Ngày Thần Tài và những điều quan trọng bạn cần lưu ý
Khi đi tảo mộ, trên đường đi KHÔNG được dẫm đạp lên phần mộ của người khác, cần phải lễ độ cung kính, không được phá hoại đồ thờ cúng hay tỏ thái độ bất kính để tránh gặp xui xẻo.
Đi tảo mộ nên mặc quần áo nghiêm chỉnh, KHÔNG mặc quần đùi áo cộc hay váy ngắn. Không nên chụp ảnh tạo dáng ngoài mộ, không được cười đùa, mắng chửi ăn uống tại mộ phần.
Thắp hương ở nơi thờ thổ công, thổ địa trước khi thắp hương ở phần mộ phần gia tiên. Bên cạnh đó, khi thắp hương nên thắp cho cả những ngôi mộ ở xung quanh mộ nhà mình.
Người làm lễ nên là con trưởng, cháu đích tôn hoặc người kế thừa việc thờ cúng trong gia đình, dòng họ.
Đối với những mộ xây, nếu cần tu sửa lăng mộ những phần bị hư hỏng thì cần thắp hương xin phép lau dọn. Đối với những ngôi mộ đất thì xin phép dọn cỏ, đắp đất mới… để phần mộ được sạch sẽ, cao ráo. Tuy nhiên cần lưu ý chỉ nên nhổ cỏ ở bề mặt trên, không nên đào bới gây sạt lở và ảnh hưởng đến mộ phần.
Đặc biệt lưu ý, những ngôi mộ kết (mộ phát) chỉ sắp lễ thắp hương, tuyệt đối không nên động chạm đến mộ, không nhổ cỏ hay đào xới lên phần mộ đó, tránh ảnh hưởng đến gia đình, con cháu.
Trên đây là những điểm thú vị trong thời gian diễn ra Tết Thanh Minh. Một ngày lễ lớn để con cháu nhớ về ông bà, tổ tiên của mình. Mong rằng những thông tin của chúng tôi tổng hợp sẽ mang lại nhiều điều thú vị cho bạn.
Tổng hợp: sukienquanhta.net