Nghe tên đã lâu nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa của tết Hàn Thực trong nền văn hóa Việt Nam. Lễ Hàn Thực thường phổ biến với người dân khu vực phía Bắc và được tổ chức vào tháng 3 hàng năm. Nền văn hóa này đã ăn sâu vào tâm trí người Việt và họ coi cái tết này như một nét đẹp cần phải làm mỗi năm để mong cầu may mắn. Hãy cùng tôi tìm hiểu chi tiết ý nghĩa tết Hàn Thực trong bài viết dưới đây nhé!
Tết Hàn Thực là gì?
Tết Hàn Thực là ngày lễ được diễn ra vào mùng 3 tháng 3 âm lịch và thường được tổ chức tại Trung Quốc. Ở Việt Nam, ngày lễ này thường phổ biến ở phía Bắc, đặc biệt là nơi giáp với Trung Quốc. Theo đó, mọi người thường xay bột, nấu đậu xanh và làm các món ăn chay đón ngày lễ này. Trong những năm gây dựng sự nghiệp, Tấn Văn Công luôn có sự hậu thuẫn, đồng cam cộng khổ của Giới Tử Thôi cho đến khi dành được ngôi vua vững chắc. Vị vua này sau khi giành được ngồi quyền, ngài đã ban thưởng cho tất cả những tướng quan có công trong cuộc chiến.
Tuy nhiên, ngài lại quên mất công lao đóng góp to lớn của Giới Tử Thôi. Là một anh hùng không đam mê chức quyền, ông cho rằng cống hiến cho đất nước là xứng đáng và không có gì đáng nói. Giới Tử Thôi quyết định đưa mẹ lên núi an hưởng tuổi già. Một thời gian sau đó, vua nước Tần nhận thấy lỗi sai của mình và quyết định lên núi tìm Tử Thôi về cung phò tá và hưởng cuộc sống sung sướng. Nhưng Giới Tử Thôi một lòng quyết tâm ở ẩn sống cùng mẹ trong nửa đời còn lại nên nhất quyết không xuống núi.
Vì cảm thấy sự quyết tâm này của Tử Thôi, vua Tần đã quyết định hạ lệnh đốt rừng bắt ép Giới Tử Thôi phải xuống núi. Kết quả lại không được như mong đợi, Tủ Thôi quyết tâm chết cháy cùng mẹ trên rừng mà không muốn quay về chốn thị phi.
Ý nghĩa ngày Hàn Thực trong nền văn hóa Việt Nam
Nét đẹp văn hóa Trung Quốc này đã có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của người dâm Việt Nam, đặc biệt là khu vực phía bắc. Dưới đây là tổng hợp chi tiết nhất ý nghĩa tết Hàn Thực mà bạn cần phải biết
Ý nghĩa tưởng nhớ những người đã khuất
Ngay trong nội dung câu chuyện nêu trên, bạn cũng có thể thấy rằng nét đẹp văn hóa mang nội dung chủ yếu là tưởng nhớ những người đã mất. Mặc dù nguồn gốc ngày lễ Hàn thực là vậy, nhưng ở Việt Nam người dân tổ chức lễ Hàn Thực không phải để tưởng nhớ Giới Tử Thôi mà có ý nghĩa dân tộc riêng khác biệt.
Theo đó ngày tết Hàn thực ở Việt Nam 3/3 âm lịch hằng năm, các thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau tụ họp, làm bánh trôi chay, đốt lửa cúng ông bà tổ tiên. Khác với Trung Quốc, ngày lễ này ở nước ta không kiêng đốt lửa, ở nhiều địa phương người dân ta cũng làm bánh trôi chay nhưng để cúng thần hoàng.
Người Việt Nam tổ chức lễ Hàn Thực với mong muốn bày tỏ tấm lòng hướng về tổ tiên, cội nguồn. Ngoài ra đây cũng là dịp để những người đi xa về đoàn tụ cùng gia đình, cùng nhau đi tảo mộ những người đã khuất.
Nghĩa của bánh trôi chay trong tết Hàn thực
Trong ngày 3/3 âm lịch này, các gia đình sẽ chuẩn bị những món ăn chay, trong đó bánh trôi chay là món ăn chính của lễ hội. Bánh trôi chay của người Việt không giống với Trung Quốc mà mang trong mình nét đẹp văn hoá riêng. Việc dùng bánh trôi chay này để cúng tổ tiên, thần hoàng mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp trong có có sự hòa quyện của nét đẹp tinh hoa văn hoá người Việt Nam.
Bánh trôi tại Việt Nam sử dụng chuyên liệu chính là gạo nếp. Tương tự như bánh chưng, bánh giầy, việc sử dụng gạo nếp thơm làm nguyên liệu chính mang ý nghĩa, hình ảnh thể hiện nền văn minh lúa nước của chúng ta. Đây chính là thành quả lao động vất vả dâng lên tổ tiên, đặc biệt bánh trôi có hình ảnh tròn vo, trắng bóc đặt trong đĩa còn mang hàm ý tưởng nhớ bà mẹ Âu Cơ cùng bọc trăm trứng.
Dựa trên truyền thuyết này thì mâm tết Hàn Thực cũng thường có 50 quả trứng đại diện cho 50 đứa con của Âu Cơ và 50 bánh chay tượng trưng cho 50 người con đã đi theo Lạc Long Quân. Chính vì vậy lễ hội hàn thực như một phần cuộc sống giúp người Việt bày tỏ lòng biết ơn, tiếp nối truyền thống “ Uống nước nhớ nguồn” của cha ông ta để lại.
Mâm cúng ngày hàn thực thông thường có những gì?
Ngày lễ Hàn thực 3/3 các gia đình lại cùng nhau mua hoa, quả, mua đồ về bắt đầu làm mâm lễ cúng. Trong đó, mỗi nhà cần chuẩn bị đầy đủ trầu cau, ly nước sạch, mâm ngũ quả, bánh trôi, bánh chay, hương hoa để dâng lên bàn cúng tổ tiên. Dựa theo nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh thì số lượng bánh trôi đẹp nhất trong mâm cúng là 3 hoặc 5 bát, 3 hoặc 5 bánh bánh chay. Đây là con số mang ý nghĩa tâm linh và hướng đến những điều may mắn.
Bánh trôi hiện này được chia làm hai loại chính là bánh nhân đậu xanh và bánh nhân đường đen. Dù là loại bánh nào thì cách thức làm cũng tương tự nhau. Theo đó, bánh trôi làm bằng bột nếp được nhào nặn với nước thật kỹ. Lưu ý loại gạo nếp sử dụng làm bánh này cần có độ dẻo tốt, thông thường các gia đình sẽ sử dụng nếp cái hoa vàng làm bột gạo bánh trôi, sao cho bột gạo sánh mịn và mềm dẻo.
Sau khi hoàn tất công tác nhào bột, ta sẽ đi đến công đoạn chọn nhân cho bánh. Có hai loại nhân chính là đường và đậu xanh. Trong đó đường được sử dụng gồm các loại đường phên Dương Liễu, Cát Quê, được cắt thành từng miếng vuông, sắc cạnh có mùi thơm nhẹ tạo nên hạt nhân đẹp nhất cho bánh.
Những lưu ý trong ngày Hàn Thực trong văn hoá Việt
Tết Hàn Thực là ngày lễ để các thành viên trong gia đình tụ họp, tưởng nhớ về cội nguồn. Trong quá trình tổ chức cúng lễ, bạn cần bỏ túi những lưu ý sau để tránh được những tai hại không đáng có.
Không ăn mặn, sát sinh
Ngày 3/3 âm lịch là ngày lễ tưởng nhớ đến những người đã khuất. Chính vì vậy việc ăn mặn quá linh đình thể hiện sự thiếu tôn trọng, không thành tâm. Ngoài ra việc sát sinh trong ngày lễ Hàn Thực sẽ làm những người đã khuất không được yên nghỉ. Bạn nên hạn chế những hành động này trong tết Hàn Thực để tránh những tai hoạ về sau.
Không chuyển nhà
Việc chuyển nhà trong ngày lễ Hàn Thực là điều không nên, bởi vì theo ý nghĩa tâm linh nếu bạn chuyển nhà sẽ khiến cho các vong linh người mất bị xáo trộn, không tốt. Vong linh mất phương hướng, không tìm được người thân gia đình họ.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Dân tộc Thái và những đặc sắc trong bản sắc văn hoá
- Dân tộc Kinh – Đặc điểm của dân tộc đông dân nhất Việt Nam
Nấu bánh trôi
Khi mọi thứ đã chuẩn bị sẵn sàng, các thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau tụ họp và ngồi nặn bánh thành hình tròn và thả vào nồi nước sôi. Bánh chìm xuống rồi nổi lên thì vớt ra bát nước lạnh ngâm trong vòng 5-10 phút. Mỗi đĩa bánh trôi được rắc thêm mấy hạt vừng rang giúp tăng vẻ đẹp và độ ngon cho đĩa bánh.
Kết bài
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về tết Hàn Thực và những điều cần biết trong ngày lễ này. Một ngày lễ quan trọng trong lòng nhiều người. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của mình!