Tết Đoan Ngọ còn có tên gọi khác là Tết diệt sâu bọ hoặc Tết 5/5 là một nét văn hóa truyền thống lưu dữ bao đời này của dân tộc Việt. Vào ngày 5/5 âm lịch hàng năm, dân tộc Việt luôn có thói quen chuẩn bị mâm lễ để dâng cúng tổ tiên thần linh với mong muốn, ước nguyện cho mùa màng bội thu, làm ăn thuận lợi. Vậy Tết này có lịch sử từ đâu và ý nghĩa như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.
Tết Đoan Ngọ là gì?
Đây là một ngày lễ quan trọng và không thể thiếu trong nền văn hóa của người Việt được truyền lại với tên gọi như Tết diệt sâu bọ. Đây cũng là ngày Tết truyền thống được giữ gìn lâu đời với văn hóa tâm linh thể hiện trong cúng bái để cầu nguyện những điều tốt đẹp.
Cái tên “Tết diệt sâu bọ” bắt nguồn từ việc người nông dân cứ vào ngày này trừ sâu bệnh để bắt đầu trồng trọt cho mùa vụ mới. Đây cũng là một trong những ngày đặc biệt và cũng là ngày lễ quan trọng xếp thứ 2 sau Tết Nguyên Đán ở Việt Nam.
Tết Đoan Ngọ chính là một sự kiện thể hiện cho một lễ hội và được bắt đầu vào ngày 5/5 Âm Lịch. Vào dịp này thì mọi người đều tất bật để chuẩn bị những món ăn mặn, ăn chay, mâm trái cây, đồ cúng để chuẩn bị cho giờ hoàng đạo để kịp cúng bái.
Lễ cũng được thực hiện vào giữa trưa với khoảng thời gian từ 11h40 trưa đến 12h20 trưa. Đây còn gọi là giờ chính Ngọ, người dân sẽ dâng mâm cúng và khấn bái thần linh để nguyện ước những điều mong muốn trong cuộc sống như sức khỏe, công việc, làm ăn,.. được thuận lợi hơn.
Lịch sử hình thành của Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ được hình thành từ lâu đời trước và được bắt nguồn từ Trung Quốc. Sau đó, du nhập qua Việt Nam trở thành một ngày lễ độc lập và được lưu truyền lại cho tới bây giờ.
Từ xa xưa, đã có nhiều truyền thuyết kể lại về lịch sử của ngày Tết diệt sâu bọ này. Tuy nhiên, chưa thể minh chứng được đâu mới là câu chuyện chính xác chỉ biết rằng lễ đàn cúng tế này được người xưa truyền lại nhờ vào một vị cứu tinh chỉ dẫn họ.
Vào một ngày vụ mùa, nông dân đã rất vui mừng khi được mùa với số lượng thu hoạch thực phẩm lớn nhưng lại bị sâu bọ tàn phá, ăn hết thực phẩm mà họ đã thu hoạch được. Người dân trở nên buồn phiền vì không có giải pháp để diệt trừ đại nạn sâu bọ, cùng thời điểm đó đã xuất hiện một vị cứu tinh có tên gọi là Đôi Truân.
Vị cứu tinh này đã hướng dẫn người dân lập một bàn thờ cúng gồm có các món đơn giản như bánh ú tro, trái cây và ra trước nhà để họa động diệt sâu bọ. Sau khi người dân thực hiện theo thì đàn sâu bọ đã bỏ đi hết, từ đó mỗi năm vào ngày này, người dân đều thực hiện nghi thức để trị được chúng.
Người dân vô cùng biết ơn và muốn cảm tạ những vị cứu tinh này đã biến mất không một dấu vết. Với sự biết ơn, họ đã tưởng nhớ về ông và lấy ngày này là ngày Tết Đoan Ngọ hay gọi là Ngày Tết diệt sâu bọ.
Tết Đoan Ngọ mang ý nghĩa gì?
Hiện nay, ở Việt Nam đã có ngày Tết Đoan Ngọ mang nhiều ý nghĩa hơn về sự cúng bái tổ tiên hoặc thần thành. Nói một cách chính xác hơn thì đây là một sự kiện chính thống mang tính chất mong cầu cho những điều mà chưa thế thực hiện được trong hiện tại.
Riêng ở vùng làng quê ngày xưa thì vẫn còn giữ lại những tập tính của ông cha để lại trong ngày Tết lịch sử này. Họ rất quan trọng việc cúng bái trong ngày lễ vừa để mong cầu, vừa để đoàn viên, sum họp đầm ấm. Tục lệ này gắn liền với cuộc sống người dân nên hầu như nhà nào cũng phải thực hiện.
Không những thế, trong thời điểm diễn ra Tết Đoan Ngọ là ngày trái cây, hoa quả đã chuẩn bị nảy nở sinh sôi. Chính vì vậy, trong mâm cúng ngày Tết này không thể thiếu. Tuy theo phong tục tập quán của từng vùng mà sẽ có cách cúng bái khác nhau và mâm cũng cũng khác nhau.
Dịp lễ Tết này ngày càng trở nên nhộn nhịp hơn khi người người, nhà nhà dậy sớm để chuẩn bị tươm tất mâm cỗ. Từ phố đến làng, đâu đâu cũng thấy nườm nượp người đi chợ để mua trái cây, đồ cúng, thực phẩm,.. để trưng bày trên bàn thờ nhà mình.
Tết Đoan Ngọ có phong tục tập quán gì?
Từ xa xưa, trọng dịp Tết Đoan Ngọ người dân thường sẽ thực hiện hái lá về xông hoặc tắm để có thể hỗ trợ phòng ngừa bệnh tật. Các loại lá dân gian thường có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe từ người già đến trẻ nhỏ. Đây là một tập tục xưa cũ những vẫn được truyền lại cho tới ngày nay vẫn chưa bị mai một.
Ở thành phố bây giờ không còn giống như làng quê, nên họ thường ra chợ để mua về sử dụng. Người dân thường gói các loại lá thành bó và bày ra để bán, lá có thể được phân thành nhiều loại và nhiều bó nhỏ khác nhau. Người dùng chỉ cần chọn và mua về treo trước nhà, hoặc phơi khô để sử dụng.
Ăn gì trong ngày Tết Đoan Ngọ
Ở Việt Nam được chia làm 3 miền khác nhau nên phong tục ở mỗi miền cũng trở nên riêng biệt một cách lạ thường. Mỗi món ăn ở mỗi miền trong ngày Tết Đoan Ngọ là một đặc trưng thể hiện cho những mong muốn của người dân ở đây.
Món ăn ở khu vực Miền Bắc
Tại Hà Nội nói riêng và toàn khu vực miền Bắc nói chung thông thường vào ngày này họ không những chỉ có mâm cúng hoa quả mà còn có thêm món rượu nếp cẩm. Theo quan niệm ở nơi đây, trong cơ thể con người thường có những vi khuẩn, ký sinh có hại nằm trong bụng, đường ruột vào ngày này lại hoạt động trở nên mạnh mẽ gây hại cho cơ thể.
Chính vì vậy, họ cần phải ăn những trái cây chua, chát kèm theo rượu nếp để có thể loại bỏ và tiêu diệt chúng một cách hiệu quả nhất. Với món rượu nếp được dùng ngay sau khi ngủ dậy rất hữu ích và tốt cho sức khỏe.
Với món cơm rượu nếp cũng được dùng trong ngay lễ này để dành cho người già và trẻ nhỏ cũng có thể sử dụng. Với món cơm rượu đặc biệt họ có thể bày bàn tại khu vực thành phố để kiếm thêm thu nhập trong ngày lễ truyền thống này.
Món ăn ở khu vực Miền Trung
Ở Miền Trung cũng có thể sử dụng món cơm rượu được làm bằng hình thức lên men truyền thống. Món này được ăn sau khi đã cũng bái và ăn cỗ xon, còn gọi là món tráng miệng. Ăn cơm rượu này có tác dụng tốt cho tiêu hóa nên họ thường xuyên sử dụng trong bữa ăn hàng ngày.
Khu vực Huế có món chè kê cũng được người dân vùng này ăn trong dịp Tết Đoan Ngọ. Đây là một món ăn giống như chè bưởi, chỉ khác là nguyên liệu bằng hạt kê đã xay nhuyễn và tách bỏ vỏ, sau khi nấu thêm 1 chút gừng để tạo độ thơm và dậy mùi hơn khi ăn.
Khu vực Đà Nẵng thì họ thường cũng một loại bánh nổi tiếng là bánh ú tro. Loại bánh này có truyền thống lâu đời nhất từ xưa đến nay và còn được bày biện bên bàn cúng với số lượng lớn.
Món ăn trong Tết Đoan Ngọ ở Miền Nam
Ở các tỉnh ĐBSCL và khu vực miền Nam họ cũng thường ăn cơm rượu viên cùng với món ăn như xôi vò và nước đường. Món ăn này thật sự rất ngon và tốt cho sức khỏe. Không những thế, một mâm cúng mặn cũng được thể hiện đó chính là thịt vịt. Đây là một dịp sum họp nên ở đây, món ăn này không thể thiếu trong ngày Tết trọng đại này.
Có thể bạn quan tâm:
- Tết thanh minh và những ý nghĩa sâu xa bạn chưa biết
- Thất tịch là lễ lớn và những điều thú vị bạn nên tìm hiểu
Theo truyền thống thì Tết Đoan Ngọ diễn ra khắp cả nước tại cùng một ngày. Cho dù ở khu vực nào thì Tết này cũng không hề thay đổi và mất đi sự tinh túy vốn có. Cho dù là món ăn khác nhau nhưng vẫn cùng một tâm, một lòng để mong cầu những điều tốt lành nhất.