Dân tộc thái, một trong 54 dân tộc Việt Nam trải qua bao nhiêu thăng trầm và biến cố lịch sử. Xuất phát từ một quốc gia nhỏ bé tại Trung Quốc, người Thái đã lan tỏa rộng rãi ra toàn Đông Dương. Bài viết sau sẽ cung cấp thông tin chi tiết hơn về dân tộc này nhé.
Đôi nét về dân tộc Thái
Dân tộc Thái là một bộ phận sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam có ngôn ngữ và chữ viết riêng. Đa phần họ cư trú tại các vùng núi, thuộc dân tộc thiểu số của nước ta. Người Thái có lịch sử hình thành và phát triển từ lâu đời có nguồn gốc từ Trung Quốc. Có rất nhiều tài liệu ghi chép về lịch sử hình thành của dân tộc Thái. Theo lịch sử tóm lược của Thái Lan, người Thái có nguồn gốc từ phía Nam đất nước Trung Quốc. Nguồn gốc xuất phát chung với một số dân tộc ít người như Tày, Nùng.
Dưới sức ép của người Hán, người Thái chọn phía Nam và Tây Nam làm nơi cư trú. Vào khoảng thế kỉ 7 và thế kỉ 10 người Thái đã di cư tới Việt Nam. Trung tâm họ di cư đến là Điện Biên Phủ rồi từ đây họ đã lan tỏa khắp Đông Nam Á có mặt ở nhiều quốc gia như Lào, Thái Lan một số vùng Đông Bắc Ấn Độ và Vân Nam.
Dân số, ngôn ngữ và chữ viết của dân tộc Thái
Dân số, ngôn ngữ và chữ viết của người dân tộc Thái hoàn toàn khác với dân tộc Kinh, họ dùng chữ viết và ngôn ngữ riêng tạo nên sự phong phú trong bản sắc văn hoá Việt.
Dân số
Tại nước ta, có hai người Thái đen và Thái Trắng sinh sống chủ yếu tại Điện Biên. Có khoảng 186.270 đồng bào Thái sinh sống, chiếm 38% tổng số dân ở Điện Biên và chiếm khoảng 12% người Thái trên cả nước.
Ngôn ngữ dân tộc Thái
Không giống dân tộc Kinh hay dân tộc khác, người Thái sử dụng ngôn ngữ Thái-Ka đai. Trong đó có người sử dụng tiếng Thái từ tiếng Thái Lan, tiếng Lào và tiếng Choang của Trung Quốc. Những nhóm dân tộc ít người sử dụng ngôn ngữ Thái gồm có Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, Sán Chay, Tày, Thái.
Chữ viết
Người Thái có chữ viết bắt nguồn từ vùng miền Nam của Trung Quốc và có nhiều nhà ngôn ngữ học nghiên cứu về mối liên hệ giữa ngôn ngữ của Nam Á, Han Tạng. Đây được xem là một ngôn ngữ theo hệ Sanskrit. Sự phối hiệu từ thanh điệu cho đến quy tắc tương tự như chữ Lào, Thái Lan những đến ngày nay không còn giữ nguyên.
Mặc dù chưa nghiên cứu được thời điểm cụ thể, tuy nhiên từ trước tới nay Ngôn ngữ cùng chữ viết được người Thái sử dụng và giữ gìn, phát huy. Bộ chữ Thái chính là công cụ thể hiện rõ ràng về sự phong phú, tế nhị tình cảm cũng tâm hồn trong sáng của người dân tộc Thái. Điều này cũng thể hiện trong văn hoá thơ ca, tục ngữ hay các phong tục tập quán cho tới ngày nay.
Nhà cửa của dân tộc Thái
Một trong những điểm khác biệt nhất của người Thái và người Việt đó chính là nhà cửa của họ. Nhà của người Thái là nhà sàn tương tự như nhà Tày, Nùng. Còn nhà của người Thái Đen lại tương tự như dân tộc Khmer. Thế nhưng có điểm khác biệt dó chính là nóc nhà người Thái Đen có hình mai rùa, có chỏm đầu đốc với nhiều hình dáng khác nhau.
Hai gian hồi nhà để trống và được bao bọc bởi lan can xung quanh. Các khung cửa từ cửa chính đến cửa sổ đều được trang trí với nhiều hình thức độc đáo khác nhau.
Bộ khung nhà Thái được xây dựng với hai kiểu đó là khứ tháng và Khay điêng. Vì hai khung nhà này sẽ được thiết kế mở rộng với việc thêm hai cột nữa, tương tự như nhà người Tày và Nùng.
Cách bố trí sinh hoạt của người dân tộc Thái cũng khá độc đáo, thú vị. những gian đều có tên riêng, không gian chia thành các phần gồm có phần làm nơi ngủ cho các thành viên, phần làm bếp và phần làm nơi tiếp khách nam.
Những đặc sắc trong văn hoá dân gian
Trong văn học cổ truyền dân tộc Thái, thần thoại, truyền thuyết, thơ ca, là những vốn quý báu của họ. Những tác phẩm thơ ca nổi tiếng có thể kể đến như Xống chụ xon xao, Khun Lú Nàng Ủa. Một trong những nét đặc trưng của người Thái đó chính là việc yêu thích ca hát, khắp tay. Khắp tay được hiểu là lối ngâm thơ, hát theo thơ để đệm đàn và múa.
Những điệu múa xòe hay múa sạp cũng đã nhanh chóng góp mặt trên truyền hình trong và ngoài nước được đông đảo khán giả yêu thích. Bên cạnh đó, nét đặc trưng như hạn khuống hay ném cũng được đồng bào dân tộc Thái thường xuyên tổ chức.
Hôn nhân của dân tộc Thái
Người Thái hoàn toàn khác biệt với người Kinh hay một số dân tộc khác. Đó chính là khi cưới vợ sẽ ở rể đến khi vợ chồng có con mới về bên nhà chồng. Tuy nhiên, với sự phát triển và pha các nền văn hoá khác không còn trường hợp như vậy.
Dân tộc Thái có những nét đẹp trong văn hoá dân tộc độc đáo góp phần tạo nên sự đa dạng muôn màu cho dân tộc Việt Nam. Lòng tin yêu Đảng và nhà nước đã giúp các dân tộc thêm gắn bó khăng khít.
Xây dựng và phát huy những giá trị tốt đẹp còn bài trừ và loại bỏ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan giúp cho cuộc sống đồng bào người Thái thêm tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, xu thế hội nhập đã khiến chúng bị mai một dần và vì thế mỗi dân tộc sẽ phải duy trì và phát huy nét đẹp đó để tạo nên sự phong phú và đa màu sắc cho toàn thể dân tộc Việt Nam.
Khám phá ẩm thực của dân tộc Thái
Người Thái chủ yếu sinh sống ở miền núi Tây Bắc, một số tỉnh như Sơn La, Điện Biên…. Họ sinh sống ở vùng đất đai màu mỡ, có nhiều sông suối và trình độ cũng ngày càng nâng cao, thế nên ẩm thực của họ cũng phong phú.
Món cá
Sinh sống ở nguồn nước dồi dào là con sông Đà cùng với các con sông hạ lưu nên ở đây có nhiều cá. Cá cũng là một món ăn chính của người Thái. Người ta có thể chế biến cá thành nhiều món mang hương vị khác nhau như cá hun khói, cá mọ, cá hấp. Cá suối nướng lật úp là một trong những món đặc sản được người dân quý nhất.
Món xôi
Xôi nếp cũng là một món ăn truyền thống không thể thiếu của người dân này. Người Thái có cách đồ xôi cách thuỷ cực ngon và khéo léo, món xôi chín bằng hơi thơm, mềm dẻo mà không bị dính chát. Xôi sẽ được ép hoặc hoặc cho vào giỏ cơm ủ ấm. Ngoài ra, món cơm lam cũng được người Thái chế biến để ăn trong nhiều dịp lễ tết.
Măng chua
Măng chua cũng là một món ăn của người Thái để ăn kèm với những món nướng có độ ngậy. Món măng được chế biến cầu kỳ, để có bát măng chua họ sẽ ngâm vài ba năm để lọc lấy vị ngon lành, khi thưởng thức thơm ngon và dịu hơn.
Chẩm chéo
Chẩm chéo là một loại gia vị được làm từ tỏi, ớt và muối cùng với mắc khén. Để làm được bát chẩm chéo không hề đơn giản các gia vị phải qua sơ chế cẩn thận. Khi trộn bốn nguyên liệu này rồi mang giã nhỏ để có bát chẩm chéo thơm ngon, dậy mùi. Cũng từ đó, tùy vào từng món ăn sẽ được chế biến thành nhiều kiểu khác nhau để tạo nên hương vị đặc trưng cho món ăn.
Rượu của dân tộc Thái
Rượu cũng chính là một trong những đặc sản, người Thái dùng men tự chế từ các loài cây, vỏ ủ với gạo nếp, nếp cẩm. Để có hũ rượu ngon phải ủ trong thời gian dài. Cũng tùy từng vùng miền có các bí quyết chọn lá và ủ đúng phương pháp mới có rượu mùi thơm, độ cay, thanh ngọt và đậm đà.
Thịt gia súc gia cầm
Người Thái cũng giỏi trong việc chăn nuôi gia súc gia cầm để làm thực phẩm hằng ngày. Chăn nuôi cổ truyền thả đồi cho năng suất thấp nhưng chất lượng thịt lại cực ngon. Nếu bạn có cơ hội lên các vùng núi thưởng thức món người Thái nấu ngon tuyệt vời.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Dân tộc Kinh – Đặc điểm của dân tộc đông dân nhất Việt Nam
- Dân tộc Mông – Dân tộc thiểu số đặc biệt của dải đất chữ S
Như vậy, thông tin bài viết đã cung cấp sơ bộ cho bạn đọc về dân tộc thái những phong tục tập quán cùng với ẩm thực. Mong rằng bạn đã có thêm kiến thức về một dân tộc Việt Nam yêu dấu.