sukienquanhta.net - Kênh tin tức giải trí tổng hợp
No Result
View All Result
  • Sự kiện
  • Lễ hội Việt Nam
  • Hội tụ tinh hoa
  • Văn hóa vùng miền
  • Tin tức
  • Sự kiện
  • Lễ hội Việt Nam
  • Hội tụ tinh hoa
  • Văn hóa vùng miền
  • Tin tức
No Result
View All Result
No Result
View All Result
Home Sự kiện

Đại lễ Phật Đản – sự kiện văn hóa lâu đời của phật giáo

30 Tháng 9, 2022
in Sự kiện
0 0
0
SHARES
13
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Ở Việt Nam, có kha khá tôn giáo được người dân theo học như đạo Phật, đạo Thiên Chúa, đạo Hòa Hảo, đạo Tin Lành, những đạo kể trên đã được pháp luật Việt Nam công nhận và hoạt động dưới sự đảm bảo của quốc gia. Người dân theo đạo Phật là đông nhất vì vậy có thể thấy ở mọi dịp lễ thuộc tôn giáo này đều được tổ chức rất lớn. Với đạo Phật, có 3 đại lệ quan trọng đó là Lễ Phật Đản, Vu lan, Thành đạo và bài viết này sẽ cho các bạn biết rõ ràng hơn về Phật Đản tại Việt Nam.

Giải thích về lễ Phật Đản

Lễ Phật Đản là ngày mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được chào đời, ngài được sinh ra trong một gia đình hoàng gia có cha là vua Tịnh Phạn, mẹ là hoàng hậu Ma Gia. Đức Phật được sinh ra tại vườn Lâm Tỳ Ni hay còn gọi là Vesak, cũng là cụm từ mà người nước ngoài hay gọi để nói về ngày đặc biệt này. Ngài được gọi là Thái tử Tất Đạt Đa, được sinh ra với hy vọng sẽ kế thừa ngai vàng mà cha để lại, lãnh đạo Kapilavastu thời bấy giờ. 

Nhưng trong những chuyến xuất cung, ngài nhìn thấy được cảnh người dân trải qua đủ mọi bể khổ trên đời, chứng kiến cảnh sinh, lão, bệnh, tử đến với họ mà không có cách nào cứu rỗi được. Kể từ đó, ngài quyết định từ bỏ tất cả vinh hoa phú quý sẽ thuộc về mình, ra đi tìm phương tự độ và quyết tâm cứu vớt chúng sinh khỏi kiếp trầm luân.

Đức Phật sau 6 năm tu khổ hạnh, Ngài ấy đã có những lần dấn thân khám phá 4 sự thật của cuộc đời hay còn gọi là tứ diệu đế: bể khổ, nguyên nhân của khổ, chấm dứt sự khổ và phương pháp để chấm dứt khổ. Những ai có tôn giáo cũng sẽ đều ít nhất một lần thấy được hình ảnh Đức Phật ngồi chắp tay thiền ở dưới tán cây bồ đề, đó là bức tranh được vẽ lại dựa trên sự thật cảnh Ngài đã ngồi thiền hết 49 ngày đêm.

Người dân cả nước đều hưởng ứng ngày lễ lớn này
Người dân cả nước đều hưởng ứng ngày lễ lớn này

Vì sao lại diễn ra lễ Phật Đản?

Sau mấy năm trời tìm kiếm sự thanh tịnh, tâm trí của Ngài đã giác ngộ ra được rất nhiều chân lý sống và trở thành một bậc chánh giác vĩ đại. Ngài đi khắp nơi để đem những chân lý, bài học, và những câu chuyện mà mình đã có được trong khoảng thời gian thiền định vừa qua để giảng dạy và truyền đạt đến cho chúng sanh. Và suốt 50 năm đó, trước khi Ngài thị tịch, nhập Niết bàn, quay trở về sống nơi khu rừng già, Đức Phật đã soi sáng cho rất nhiều người, giúp họ thoát khỏi cảnh bể dâu.

Và lý do người ta lại tổ chức kỷ niệm lễ Phật Đản chính là để tôn vinh, đền ơn báo đáp với những công lao của Đức Phật đã và đang đem đến cho họ. Hơn nữa, người đời còn có dịp nhìn lại lịch sử, học hỏi và tìm hiểu thêm về tính cách cũng như con người của Đức Phật Thích Ca. Dù các phật tử có đi đâu về đâu, mỗi năm đến ngày này đều phải tụ họp để tham gia, bày tỏ lòng thành với Đức Phật.

Ngày nào thì diễn ra Đại lễ?

Nhằm ngày 15 tháng 4 (âm lịch) là ngày mà Thái tử Tất Đạt Đa chào đời, cũng là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bây giờ, ngày đó cũng được chọn là ngày chính diễn ra lễ Phật Đản. Nhưng thông thường ở các nước phương Đông thì dịp này sẽ diễn ra đến tận 1 tuần, bắt đầu từ ngày 8 tháng 4 và kết thúc vào 15 tháng 4 âm lịch.

Theo Phật giáo Nam Tông và Phật giáo Tây Tạng thì rằm tháng 4 chính là ngày Tam hiệp, kỷ niệm Phật Đản, Phật thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Tuy nhiên thì vẫn theo cách nhìn nhận và xác định của mỗi quốc gia, mỗi vùng miền thì Đại lễ sẽ được ghi nhận và hiểu như thế nào. 

Chánh điện sẽ được trang trí lại để đón các phật tử
Chánh điện sẽ được trang trí lại để đón các phật tử

Các hoạt động thực hiện trong Đại lễ Phật Đản

Là một dịp lễ lớn của những ai theo đạo Phật trên toàn thế giới, đặc biệt là với người phương Đông thì đương nhiên lễ Phật Đản phải được tổ chức thật hoành tráng. Có thể những năm gần đây, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 quá lớn nên quá trình tổ chức và nhiều hoạt động bị hoãn lại, nhưng ý nghĩa của buổi lễ vẫn được giữ nguyên trong suốt nhiều năm liền.

Nghi thức Mộc dục

Mộc dục hay còn gọi là nghi thức tắm Phật, tái hiện lại hình ảnh chư thiên tắm cho Đức Phật khi ngài vừa chào đời, khi ấy ở các ngôi đền, chùa chiềng sẽ để một bức tượng phật đứng với xung quanh toàn là nước. Các phật tử sẽ dùng dòng nước thanh lương ấy mà tắm mát cho ngài, một hành động thể hiện sự tôn kính và một lòng thành tâm hướng Phật. 

Nhưng nghi lễ cũng chỉ là hình thức, cái quan trọng là tấm lòng và tâm trí của mỗi người, phải một lòng hướng Phật, nghĩ đến những điều tốt đẹp cho tương lai. Nghi thức tắm Phật cũng là dịp để hành giả gột rửa mọi điều xấu xa trong thân tâm, tẩy trừ đi mọi phiền não bấy lâu và bắt đầu một hành trình mới.

Nhiều hoạt động được thực hiện xuyên suốt tuần lễ
Nhiều hoạt động được thực hiện xuyên suốt tuần lễ

Phật tử ăn chay vào lễ Phật Đản

Ngoài những ngày như mồng 1, ngày rằm các phật tử đã chọn ăn chay thay vì ăn mặn, họ đến chùa để thành tâm khấn vái và đọc kinh cầu an, thì vào những ngày của lễ Phật Đản, việc này sẽ được hưởng ứng nhiều hơn và cũng nhiều người thực hiện hơn. Thật ra ăn chay không phải là một nghi thức gì quá quan trọng, nó vẫn phụ thuộc vào cái tâm của mỗi người mà thôi. 

Nhưng theo quan niệm của người xưa, những người sùng đạo thì việc ăn chay, không sát sinh vào những ngày này là điều rất nghiêm ngặt và bắt buộc. Nhiều người còn có những hành động đi từ thiện như: phát quà bánh, đồ ăn thức uống, tặng quà, tặng tiền cho những nơi có cuộc sống khó khăn. Mặc dù đây chỉ là việc được khuyến khích làm chứ không hề bắt buộc, nhưng mỗi năm thì lượng người cho đi ngày một nhiều, đời sống của trẻ em, người già neo đơn cũng được cải thiện.

Một số hoạt động đa dạng khác

Để cho ngày lễ được thêm phần đa dạng hơn, các Giáo hội, chùa, đền cũng đã tổ chức và mở rộng quy mô của dịp lễ. Bằng cách họ làm ra rất nhiều hoạt động có ý nghĩa để những ai theo đạo hoặc không theo đạo đều vẫn có thể thành tâm thực hiện và chào mừng ngày này. 

Trong năm 2022 này, người dân Việt Nam đặc biệt là hội Phật giáo đã có một tuần lễ Phật Đản rất đáng nhớ. Khi lần lượt những ngôi chùa lớn tổ chức thêm các hoạt động như diễu hành xe hoa, thả đèn hoa đăng kèm câu ước, xây dựng lễ đài – sân khấu để diễn ra các tiết mục văn nghệ, bếp chay từ thiện,…

Lưu ý quan trọng vào ngày lễ

Đối với một ngày lễ trọng đại như thế thì mỗi người không được phép có bất kỳ hành động nào trái với quy định của đền thờ, chùa chiền hay bất cứ nơi nào có thờ Đức Phật. Không chỉ ở mỗi thời điểm này, dù với bất kỳ thời gian, hoàn cảnh nào đi nữa thì việc đó cũng là một điều không nên diễn ra và nó gây xúc phạm đến hình ảnh trang nghiêm và thanh tịnh vốn có ở một nơi linh thiêng như vậy.

Chuyến xe diễu hành hoành tráng trong ngày lễ Phật Đản
Chuyến xe diễu hành hoành tráng trong ngày lễ Phật Đản

Có thể bạn quan tâm:

  • Hội Lim – Mang bản sắc văn hoá Việt truyền đi khắp muôn nơi
  • Ngày của cha – Khoảnh khắc nhân lên tình cảm gia đình

Lời kết

Hy vọng rằng những năm về sau lễ Phật Đản vẫn được giữ nguyên bản chất, vẫn là một dịp ý nghĩa và trang trọng cho bất kỳ một người nào. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn đọc có cái nhìn rõ nét hơn về ngày lễ ý nghĩa này.

admin

admin

Next Post
Các cô bác xếp hàng ngay ngắn trước khi lễ rước diễn ra 

Hội Lim - Mang bản sắc văn hoá Việt truyền đi khắp muôn nơi 

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Được đề xuất

Dinh cô là điểm đến nổi tiếng tại thành phố Vũng Tàu

Dinh Cô và những thông tin thú vị nhất về khu di tích này

3 năm ago
Nguồn gốc của Tết Nguyên Tiêu hình thành như thế nào?

Nguồn gốc của Tết Nguyên Tiêu hình thành như thế nào?

3 năm ago
Cách chơi chọi trâu Đồ Sơn

Hướng dẫn cách chơi chọi trâu chi tiết – Có thể bạn chưa biết

2 năm ago
35+ ý tưởng quà tặng tết Thiếu nhi 1/6 độc đáo, ý nghĩa

35+ ý tưởng quà tặng tết Thiếu nhi 1/6 độc đáo, ý nghĩa

2 năm ago
Những điều cấm kỵ ngày halloween

Những điều cấm kỵ cần phải tránh trong ngày Halloween

2 năm ago
Cách hóa trang Hallowen

13 cách hóa trang Halloween đơn giản và kinh dị nhất

2 năm ago

SUKIENQUANHTA.NET

Kênh tin tức bổ ích mang đến cho quý đọc giả những thông tin về các di tích lịch sử văn hóa, những kỳ quan thiên nhiên đẹp của Việt Nam và trên thế giới.

  • About
  • Advertise
  • Careers
  • Contact

©Copyright @2022 by sukienquanhta.net DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Sự kiện
  • Lễ hội Việt Nam
  • Hội tụ tinh hoa
  • Văn hóa vùng miền
  • Tin tức

©Copyright @2022 by sukienquanhta.net DMCA.com Protection Status

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In