sukienquanhta.net - Kênh tin tức giải trí tổng hợp
No Result
View All Result
  • Sự kiện
  • Lễ hội Việt Nam
  • Hội tụ tinh hoa
  • Văn hóa vùng miền
  • Tin tức
  • Sự kiện
  • Lễ hội Việt Nam
  • Hội tụ tinh hoa
  • Văn hóa vùng miền
  • Tin tức
No Result
View All Result
No Result
View All Result
Home Văn hóa vùng miền

Lịch sử về lễ hội Chùa Hương? Nét văn hóa độc đáo, thú vị

30 Tháng Chín, 2022
in Văn hóa vùng miền
0 0
0
SHARES
13
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Từ xưa cho đến nay du khách trẩy hội Chùa Hương đã biết đến một quần thể hang động mang đậm  màu sắc tín ngưỡng dân gian – đạo Phật với nền văn hoá nông nghiệp (ao bèo, con trâu, đàn lợn, nong tằm, né kén…) và phảng phất nét văn hoá phồn thực ( bầu sữa mẹ, núi cô, núi cậu…) du khách đến Chùa Hương cầu mong được thắp một nén tâm hương trước đấng siêu phàm và lời nguyện cầu mọi sự tốt lành. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về lịch sử về lễ hội Chùa Hương hình thành như thế nào?

Lịch sử về lễ hội Chùa Hương

Chùa Hương gắn liền với tín ngưỡng dân gian thờ Bà Chúa Ba. Theo truyền thuyết thì ở vùng “Linh sơn phúc địa này “ vào thế kỷ đầu tiên đã có công chúa Diệu Thiện tục gọi là chúa Ba ứng thân của Bồ Tát Quán Thế Âm đã vào  tu hành 9 năm đắc đạo thành phật đi cứu độ chúng sinh. ( Ngày Phật Đản là ngày 19 tháng Hai hàng năm theo  Âm lịch ). Đây cũng là giữa mùa xuân, mùa của trăm hoa đua nở, cây cỏ xanh tươi khí trời mát mẻ.

Có thể bạn muốn xem thêm:

  • Ý nghĩa của lễ hội chùa Hương từ ngày xưa cho đến nay
  • Nguồn gốc của hài kịch đến từ đâu? Lịch sử của hài kịch
  • Hoạt động tại Lễ hội Chùa Hương có điểm gì thu hút du khách
Lịch sử về lễ hội Chùa Hương
Lễ hội chùa Hương có nguồn gốc như thế nào?

Người xưa có câu “ Xuân du phương thảo địa “. Mùa xuân đến nơi đất có hoa cỏ đẹp. Hoặc quan niệm “tháng Giêng là tháng ăn chơi”, nên các tao nhân mặc khách thường lui tới những nơi có danh thắng đẹp  thưởng ngoạn, chính vì thế Chùa Hương là nơi hội tụ của bao người.

Vào tháng 3 năm Canh Dần (1770) Chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm tuần du Trấn Sơn Nam với cả  quân dưới trướng. Nhà Chúa đã vào động Hương Tích thắp hương vãn cảnh và đề lên vách đá cửa động năm chữ “Nam Thiên Đệ Nhất Động”. Động Hương Tích đã là nơi linh địa, lại được Nhà Chúa ca ngợi “Nam Thiên Đệ Nhất Động” thì lại càng đắc địa với lòng người. Vì lẽ động Hương Tích thờ Phật Bà Quán Thế Âm, là chỗ dựa tinh thần của lòng dân để cầu bình an và mọi điều tốt lành.

Có thể nói trong lịch sử về lễ hội Chùa Hương, Chúa Trịnh Sâm là người đưa vị thế động Hương Tích trở thành một di tích lớn, và cũng là đặt nền móng cho sự phát triển lễ hội Chùa Hương về sau và cho tới bây giời, cũng từ đó hàng năm khi mùa xuân đến, dần dần du khách đến với lễ hội ngày một đông vui. Nhưng phải mãi đến năm 1896 niên hiệu Thành thái năm thứ 8 mới chính thức mở hội lớn.  Xưa hội Chùa Hương thường được mở sau ngày lễ hội khai sơn của làng Yến Vỹ vào ngày mùng 06 tháng Giêng.

Lễ hội chùa Hương bắt đầu khi nào, kéo dài bao lâu?

Lễ hội chùa Hương bắt đầu khi nào, kéo dài bao lâu?
Thời điển diễn ra lễ hội.

Chùa Hương là một trong những điểm du lịch tâm linh hấp dẫn ở miền Bắc đặc biệt là dịp đầu xuân năm mới. Lễ hội chùa Hương diễn ra từ tháng 1 đến tháng 3 Âm lịch thu hút rất nhiều phật tử và khách du lịch trong nước lẫn quốc tế. Thời gian khai hội chùa Hương thường vào ngày mùng 6 tháng Giêng hàng năm, ngày này vốn là ngày mở cửa rừng của người dân địa phương sau này trở thành ngày khai hội. Lễ hội kéo dài đến hết tháng 3 Âm lịch nhưng đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng Giêng đến 18 tháng 2 Âm lịch.

Các nghi thức trong lễ hội chùa Hương

Các nghi thức trong lễ hội chùa Hương
Những nghi lễ trong ngày hội.

Có thể bạn quan tâm:

  • Hài kịch – Môn nghệ thuật đương đại mang đến tiếng cười
  • Cải lương và những tác phẩm để đời được lưu truyền hiện nay

Theo lịch sử về lễ hội Chùa Hương, Hội chùa Hương bắt đầu từ ngày mùng 6 tháng Giêng với nghi lễ khai sơn (lễ mở cửa rừng) của địa phương. Đến nay nghi lễ “mở cửa rừng” hàm chứa ý nghĩa mới – mở cửa chùa. Lễ hội chùa Hương trong phần lễ thực hiện rất đơn giản. Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn.

Trong suốt mùa lễ hội, tại chùa Trong luôn có lễ dâng hương, gồm có hương, hoa, đèn, nến, hoa quả và thức ăn chay. Lúc cúng sẽ có hai tăng ni mặc áo cà sa mang đồ lễ chạy đàn rồi mới tiến cúng đồ lễ lên bàn thờ. Trong lúc chạy đàn, hai vị tăng ni còn thực hiện các động tác múa rất dẻo và đẹp mắt, ít thấy ở các lễ hội khác.

Ngoài phần lễ, khi đến tham quan chùa Hương, du khách còn được hòa mình vào những hoạt động văn hóa, lễ hội tại nơi đây. Lễ hội chùa Hương là nơi hội tụ các sinh hoạt văn hóa dân tộc độc đáo như bơi thuyền, leo núi và các chiếu hát chèo, hát văn trên suối Yến…

Trên đây là những thông tin lịch sử về lễ hội Chùa Hương, hy vọng bài viết đã mang lại cái nhìn rõ ràng hơn về lịch sử văn hóa của nước ta dành cho bạn đọc.

Tổng hợp: sukienquanhta.net

content

content

Next Post
Nguồn gốc của hài kịch đến từ đâu? Lịch sử của hài kịch

Nguồn gốc của hài kịch đến từ đâu? Lịch sử của hài kịch

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Được đề xuất

Ngày tựu trường từ lâu đã mang ý nghĩa sâu sắc đối với học sinh

Ngày khai trường – Ngày lễ quan trọng của thế hệ học sinh

8 tháng ago
Tết Nguyên Tiêu Trung Quốc có những nết văn hóa gì thú vị?

Tết Nguyên Tiêu Trung Quốc có những nết văn hóa gì thú vị?

6 tháng ago
Ngày lễ Phật Đản Hàn Quốc

Ngày lễ Phật Đản ở Hàn Quốc có điểm gì khác biệt?

4 tháng ago
Những món ăn Giỗ tổ Hùng Vương không thể nào bỏ qua

Những món ăn Giỗ tổ Hùng Vương không thể nào bỏ qua

7 tháng ago
Các món ăn truyền thống giáng sinh

Các món ăn truyền thống ngày lễ giáng sinh được nhiều người thích

1 tháng ago
Tổng hợp những lời chúc 8/3 cho người yêu ngọt ngào tan chảy

Tổng hợp những lời chúc 8/3 cho người yêu ngọt ngào tan chảy

2 tháng ago

SUKIENQUANHTA.NET

Kênh tin tức bổ ích mang đến cho quý đọc giả những thông tin về các di tích lịch sử văn hóa, những kỳ quan thiên nhiên đẹp của Việt Nam và trên thế giới.

  • About
  • Advertise
  • Careers
  • Contact

©Copyright @2022 by sukienquanhta.net DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Sự kiện
  • Lễ hội Việt Nam
  • Hội tụ tinh hoa
  • Văn hóa vùng miền
  • Tin tức

©Copyright @2022 by sukienquanhta.net DMCA.com Protection Status

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In