Ngày Nhà giáo Việt Nam từ lâu đã trở thành một ngày lễ lớn của Đất nước. Truyền thống hiếu học của người dân nước ta luôn đề cao công ơn của các thầy cô đối với sự nghiệp trồng người. Thầy cô là người đem tri thức và góp phần định hình nhân cách của một con người từ thuở bé đến khi trưởng thành. Mời độc giả cùng tìm hiểu thêm về ngày Nhà giáo qua bài viết dưới đây của chúng tôi.
Lược sử ngày Nhà giáo Việt Nam
Lược sự ngày Nhà giáo tại Việt Nam trải qua một quãng thời gian khá dài cho đến nay đã nhiều thập kỷ. Nguồn gốc ra đời của ngày này được phản ánh dưới đây.
Sự quan tâm về ngày nhà giáo trên thế giới
Trên thế giới Hội thảo đầu tiên về giáo dục được tổ chức năm 1946 tại Pháp, nơi tổ chức Nhà giáo Quốc tế được thành lập. Tên gọi của tổ chức giáo viên đầu tiên trên thế giới được gọi là Liên hiệp Quốc tế các công đoàn giáo viên.
Hiến chương các nhà giáo được soạn thảo và thông qua năm 1949 tại Ba Lan. Sứ mệnh đầu tiên của tổ chức này là chống lại sự chuyên quyền của giáo dục tư sản, đề cao vai trò và trách nhiệm đồng thời bảo vệ quyền lợi của nghề giáo trên thế giới.
Sự xuất hiện ngày Nhà giáo tại Việt Nam
Việt Nam tham gia tổ chức giáo dục Quốc tế từ năm 1953. Từ đó đến nay là thành viên hoạt động tích cực năng nổ của Liên hiệp Nhà giáo toàn cầu trong ngành giáo dục.
Ngày đầu tiên đánh dấu cho cột mốc của những ngày kỷ niệm nhà giáo về sau bắt đầu từ năm 1958. Ngày các Nhà giáo miền Bắc có được sự kiện tri ân đầu tiên với buổi lễ tổ chức tinh thần nho nhỏ, đó là một tiền đề cho sự vinh danh về sau của Nhà nước và nhân dân đối với ngành Giáo dục.
Ngày Nhà giáo tại Việt Nam được chọn tổ chức kỷ niệm vào ngày 20 tháng 11 hàng năm. Đây là một ngày lễ lớn của Đất nước được rộng rãi kỷ niệm nhằm tôn vinh những người thầy, người cô và những cống hiến của những người hoạt động trong ngành giáo dục.
Ý nghĩa của việc tri ân công lao của thầy cô
Ngày nhà giáo Việt Nam luôn là ngày lễ lớn, dịp bao thế hệ học trò và người dân hướng về ngành giáo dục, hướng về những người gieo con chữ cho cộng đồng. Ý nghĩa tốt đẹp của việc tri ân công lao của thầy cô giáo được nhìn nhận dưới những phân tích dưới đây.
Những điều lớn lao người thầy mang đến
Người thầy từ xưa đến nay đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp giáo dục nhân cách và tri thức của một con người. Có thể nói người thầy là người đặt nền tảng kiến thức đầu tiên cho một người ngay từ thuở thiếu thời.
Người thầy là người truyền tri thức, gieo con chữ, dạy đọc dạy viết và mở ra những khám phá thế giới qua trang sách đầu tiên cho trẻ thơ. Điều người thầy mang đến cũng là những điều mà họ thay mặt người mẹ, người cha mang đến cho những đứa con của mình.
Thầy cô là những người truyền động lực, hướng mở chân trời tương lai phía trước cho học trò của mình. Dấu ấn của những người đặt nền móng phát triển cho con trẻ từ những viên gạch đầu tiên.
Bày tỏ lòng thành kính trong ngày nhà giáo Việt Nam
Kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam chính là dịp để tất cả thế hệ học trò bày tỏ lòng thành kính của mình với những đóng góp lớn lao của những nhà giáo trong sự nghiệp trồng người. Đây là dịp thầy trò có thể cùng nhau ôn lại kỷ niệm của những năm đèn sách, của phấn trắng, bảng đen, của lớp học và của bè bạn.
Những đóng góp của nhà giáo trong việc phát triển sự nghiệp giáo dục của Việt Nam là vô cùng to lớn, giúp nâng tầm tri thức của người Việt tạo nền tảng cho nguồn nhân lực trí tuệ chất lượng cao cho tương lai. Tri thức và nhân cách là cánh cửa mở ra một xã hội tiên tiến văn minh mà tại đó vai trò của người thầy, người cô mang một trọng trách lớn.
Động lực cống hiến dành cho người làm giáo dục
Tri ân thầy cô, những nhân viên trong ngành giáo dục cũng tạo ra một động lực lớn lao khích lệ những người trong nghề thêm cống hiến và yêu nghề hơn. Nghề giáo xưa nay vốn cao quý nhưng cũng rất đỗi gần gũi với tất cả mọi thế hệ người Việt nên họ là những đối tượng cần được trân trọng và động viên kịp thời.
Những món quà nhỏ tinh thần, những hành động bày tỏ lòng biết ơn của mọi người với các thầy, các cô sẽ là nguồn động lực vô giá tiếp thêm sức mạnh cho những người trong ngành vượt qua được nhiều khó khăn vướng mắc phía trước. Những lúc mệt mỏi, những khó khăn về cơ sở vật chất, những vướng bận gia đình hay những điều không hay có thể xảy ra trong chặng đường hoạt động vì sự nghiệp giáo dục, tất cả những điều đó sẽ được gác lại đằng sau khi tinh thần mạnh mẽ yêu nghề được nhân lên gấp bội.
Các hoạt động trong Ngày nhà giáo Việt Nam
Tại Việt Nam, các hoạt động tri ân thầy cô trong ngày Hiến Chương 20 tháng 11 diễn ra đều đặn hàng năm và được tổ chức vô cùng sôi nổi. Nhà nước và chính quyền luôn quan tâm đến ngành giáo dục nước nhà và mọi người dân đều hướng tới ngày này như một ngày hội thật sự.
Mít tinh kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam
Nhiều cuộc mít tinh ngày nhà giáo diễn ra ở các cấp bộ, ngành, sở giáo dục hay tại các địa phương. Những buổi tọa đàm, giao lưu được tổ chức nhằm đem đến một môi trường giao lưu gặp gỡ của những người trong nghề, của nhiều thế hệ thầy cô và học sinh đã và đang gắn bó cùng nhau trong cùng một đơn vị hay một mái trường hay rộng hơn là trên toàn Quốc.
Mít tinh kỷ niệm ngày nhà giáo là dịp hội ngộ của các nhà giáo và người hoạt động trong ngành giáo dục đã nghỉ hưu hay đang trực tiếp công tác giảng dạy gặp gỡ và cùng nhau giao lưu chia sẻ kinh nghiệm, san sẻ những khó khăn và định hướng phát triển cho tương lai.
Nhiều thế hệ học sinh tri ân cô thầy
Ngày hiến chương nhà giáo Việt Nam là ngày nhiều thế hệ học sinh cũ tri ân thầy cô, những người đã và đang truyền tri thức và cảm hứng cho mình trong cuộc đời. Dịp để mỗi học trò ôn lại kỷ niệm, nhớ lại những khoảnh khắc nhận được sự dìu dắt của người cha, người mẹ thứ hai của mình.
Nhiều lớp học sinh học trò ra ngoài cuộc đời với nền tảng tri thức và nhân cách có được từ ghế nhà trường đã tiếp bước cho những thành công trong cuộc sống của họ. Trường học là nơi đem đến những bệ phóng cho sự thành công trong tương lai của mỗi người trong đó thầy cô chính là những người trực tiếp làm nên điều đó.
Tri ân thầy cô bằng những món quà tinh thần và vật chất, những lời động viên thân tình thăm hỏi sức khỏe hay đóng góp cho sự phát triển của nơi nuôi dưỡng ước mơ thuở thiếu thời của mình, đó chính là điều nhiều thế hệ học sinh sinh viên Việt Nam đã và đang làm. Đó là một phần trong truyền thống văn hoá tốt đẹp của người Việt mà ngay từ ghế nhà trường mỗi người đã được nuôi dưỡng trong tâm hồn và nhân cách.
Có thể bạn quan tâm:
- Ngày Quốc khánh – Kỷ niệm ngày lễ lớn của dân tộc Việt Nam
- Lễ dạm ngõ – Tìm hiểu về văn hóa cưới truyền thống
Tổng kết
Ngày Nhà giáo Việt Nam với những hoạt động tổ chức thường niên luôn là những lễ hội thật sự đối với ngành giáo dục nói riêng và tất cả mọi người dân nói chung. Ai trong chúng ta cũng có một người thầy cho bản thân mình và việc tri ân những đóng góp của họ thể hiện tri thức và nhân cách của mỗi người.