Vào ngày rằm tháng Giêng, người dân thường đi lễ chùa, đồng thời làm lễ cúng Phật và gia tiên để cầu mong những điều tốt lành cho bản thân và gia đình. Đây là lễ tiết quan trọng trong năm nên ông bà ta thường có câu: “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”. Sau đây hãy cùng mình tìm hiểu về nguồn gốc của Tết Nguyên Tiêu mà không phải ai cũng biết nhé.
Ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Tiêu
Nguồn gốc của Tết Nguyên Tiêu xuất phát từ đâu là điều vẫn còn bí ẩn. Tuy nhiên, ngày Tết Nguyên Tiêu là đêm rằm đầu tiên của năm mới mang ý nghĩa đoàn tụ, đoàn viên cùng gia đình, người thân trong dịp đầu năm. Trong dân gian, với số đông người theo phong tục thờ cúng tổ tiên thì rằm tháng Giêng trước hết được hiểu một cách đơn giản là ngày rằm lớn. Còn theo truyền thống Phật giáo thì ngày rằm tháng Giêng mang ý nghĩa rất lớn, là thời điểm thích hợp nhất để cầu nguyện an lành cho cả năm nên thu hút sự tham gia đông đảo của giới Phật tử và toàn thể dân chúng.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Ý nghĩa ngày Tết Nguyên Tiêu trong văn hóa của dân ta
- Mâm cúng Tết Nguyên tiêu cần chuẩn bị là lưa ý điều gì?
- Tết Nguyên Tiêu Trung Quốc có những nết văn hóa gì thú vị?
Ngày rằm tháng Giêng hay Tết Nguyên Tiêu là đêm trăng tròn đầu tiên của một năm (‘Nguyên’ là thứ nhất, ‘Tiêu’ là đêm). Ngày này còn được gọi là Nguyên Tịch, Nguyên Dạ, Tết Thượng nguyên, Tết đoàn viên… là ngày Tết truyền thống của dân tộc Hán ở Trung Quốc.
Nguồn gốc của Tết Nguyên Tiêu là từ đâu?
Tết Nguyên Tiêu là ngày nào? Đôi khi được hỏi đến nhiều người Việt sẽ không nhớ ra, thực chất Tết Nguyên Tiêu hay còn gọi là rằm tháng Giêng.
Tết Nguyên Tiêu hay còn gọi là rằm tháng Giêng là ngày lễ cổ truyền có tại Trung Quốc. Tại Việt Nam thường được gọi là Tết Thượng Nguyên, đây là một trong những dịp quan trọng không kém so với Tết cổ truyền Nguyên Đán. Tết Nguyên Tiêu thường tổ chức vào ngày rằm tháng Giêng Âm lịch hàng năm. Trong những ngày này, Lễ hội trăng rằm diễn ra từ giữa đêm 14 âm lịch (đêm trước trăng rằm), trọn ngày 15 (ngày rằm) cho đến tận nửa đêm ngày15 (đêm trăng rằm) của tháng Giêng.
Nguồn gốc Tết Nguyên Tiêu được ghi lại như sau: Tối ngày 15/1 âm lịch hàng năm là thời điểm để mọi người ra đồng thu gom cây cỏ khô, rồi sau đó châm lửa tiêu hủy sâu bọ. Theo một số ý kiến khác thì nguồn gốc Tết Nguyên Tiêu bắt đầu từ các hoạt động của Phật giáo.
Truyền thuyết về nguồn gốc của Tết Nguyên Tiêu
Truyền thuyết về Tết Nguyên tiêu thứ nhất kể rằng, ngày xưa có một con thiên nga từ trên thiên đình bay xuống hạ giới đã bị một người thợ săn bắn chết.
Để trả thù cho con thiên nga, Ngọc Hoàng đã sai một đội quân thiên đình đúng ngày 15/1 xuống hỏa thiêu toàn bộ con người và động vật dưới hạ giới.
Rất may cho loài người là có một số vị thần trên thiên đình không đồng ý với quyết định có phần hơi nặng tay của Ngọc Hoàng. Họ đã liều mình xuống hạ giới để hiến kế cho chúng sinh.
Thế là, nhà nhà treo đèn lồng và bắn pháo hoa để trên thiên đình tưởng rằng nhà cửa của họ đã bị phóng hoả. Nhờ đó mà loài người mới thoát khỏi cảnh diệt vong.
Có thể bạn quan tâm:
- Lễ Phục Sinh – Mùa lễ của lòng biết ơn và tri ân sâu sắc
- Lễ tình nhân – Nguồn gốc ra đời ngày lễ này như nào?
Truyền thuyết thứ hai kể rằng: Vào thời Hán Vũ Đế, có một cô gái trẻ sống trong cung bị cấm về thăm cha mẹ vào ngày 15/1 đã có ý định lao xuống giếng để tự vẫn.
Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của cô gái, một vị quan cận thần đã nghĩ ra một kế để giúp cô. Ông tâu với Hán Vũ Đế rằng, ngày 16/1, thiên đình sẽ sai hỏa thần xuống thiêu rụi kinh thành. Để tránh tai họa đó, mọi người phải treo đèn lồng trước cửa nhà mình và ngoài đường vào ngày 15/1.
Theo lệnh của Hán Vũ Đế, ngày đó mọi nhà đều treo đèn lồng, nhân lúc mọi người đang mải ngắm những chiếc đèn xinh xắn đó, cô gái trẻ đã trốn về nhà thăm cha mẹ mà không hề ai biết. Những truyền thuyết trên lý giải khá thú vị về nguồn gốc ra đời của lễ đèn lồng trong đêm rằm đầu tiên của năm mới.
Tết nguyên tiêu là ngày rằm đầu tiên trong năm mới, đây là thời điểm thích hợp để mỗi gia đình chúng ta có thể cầu nguyện cho một năm an lành, hạnh phúc, vì thế lễ hội này được rất nhiều sự quan tâm và tham gia của rất nhiều người giới phật tử và toàn thể dân chúng. Trên đây là nguồn gốc của Tết Nguyên Tiêu, đây là một nét văn hóa đặc trưng của người Việt Nam ta.
Tổng hợp: sukienquanhta.net