Mỗi khi nhắc đến Tết, ai ai cũng háo hức để chờ đón tụ họp sum vầy bên gia đình, trẻ con nô nức được sắm quần áo mới. Từ bao đời này, không khí của ngày Tết đã gắn bó, tạo nên một nét đẹp truyền thống được gìn giữ suốt bao thế hệ. Cùng khám phá sâu hơn về ngày Tết Nguyên Đán, những điều thú vị xoay quanh ngày lễ này ngay sau đây.
Tết Nguyên Đán là gì?
Tết Nguyên Đán hay Tết ta, Tết Âm Lịch là dịp lễ đầu năm đánh dấu bước chuyển mình sang năm mới mang rất nhiều ý nghĩa quan trọng. “Tết” thực ra là từ Việt hóa của từ “tiết” theo phiên âm Hán Việt, “nguyên” chính là sự bắt đầu non nớt, “đán” là từ biểu thị cho buổi sáng.
Tết cổ truyền của nước ta bắt đầu tính theo ngày Âm lịch, chính vì thế nên luôn muộn hơn so với Tết tây. Theo tính toán của các nhà thiên văn học, bởi quy luật 3 năm sẽ nhuận một lần của ngày âm lịch nên Tết luôn thuộc khỏng 21/2-19/2 Dương lịch. Tết Âm lịch được tính kéo dài trong khoảng 7 ngày năm cũ và tính thêm 7 ngày khi bắt đầu lịch mới tức là từ 23 tháng Chạp đến mùng 7 tháng Giêng.
Tết Nguyên Đán bắt nguồn như thế nào?
Là người Việt Nam, Tết có lẽ là một trong những ngày được trông chờ trong năm nhất, thế nhưng nguồn gốc về ngày lễ này không phải bất cứ ai cũng nắm rõ. Thực chất, đang có rất nhiều vấn đề chưa thống nhất được về nguồn gốc ra đời của ngày Tết.
Đa số những tài liệu cho rằng, ngày Tết Nguyên Đán đã có tại nước ta từ thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc, bắt nguồn từ Trung Quốc. Nhưng như chúng ta đã học về sự tích “Bánh chưng bánh dày” , dân tộc ta đã tổ chức Tết hàng năm từ thời Hùng Vương, khai cơ lập quốc, tức là trước cả thời kỳ bị đô hộ 1000 năm.
Theo một số tài liệu sử sách từ chính Trung Hoa, do Khổng Tử Viết và sách Giao Chỉ Chí đã nhắc đến ngày Tết về một ngày lễ hội lớn, họ nói rằng trong ngày này có người Man, người Giao Quận thường ăn chơi nhảy múa, ca hát… không ngừng.
Như vậy, chính người Trung Quốc lại nhắc đến ngày này ở một đất nước khác, có thể khẳng định Tết Nguyên Đán của Việt Nam. Nhìn chung, cả 2 quốc gia đều có sự ảnh hưởng lẫn nhau về ngày cổ truyền này nhưng mỗi quốc gia đều có những sự đặc trưng riêng, thể hiện cho nét văn hóa của dân tộc.
Tết và giá trị văn hóa
Ngày Tết cổ truyền mang rất nhiều ý nghĩa khác nhau, là một khoảnh khắc quan trọng chuyển giao giữa 2 năm cũ và mới, đồng thời chứa đựng những nét đẹp sâu sắc về tâm linh, văn hóa… Nhiều người cho rằng, đây chính là thời điểm mà trời đất giao hòa, thiên địa hòa hợp và con người gần hơn với thần linh.
Với Tết Nguyên Đán xưa, nhân dịp này những người nông dân thể hiện sự biết ơn với những vị thần đã làm nên một năm sung túc, ấm no, mưa gió ôn hòa. Mọi người cũng quan niệm đây là thời điểm bắt đầu lại mọi thứ, cầu mong cho năm tới hạnh phúc và bình an, tất cả những âu lo gửi gắm lại năm cũ. Thế nên, vào những ngày này ai ai cũng tất bật dọn dẹp nhà cửa để chuẩn bị đón những điều tốt đẹp nhất.
Không chỉ là ngày để cầu may mắn, đây cũng là dịp để tất cả những thành viên trong gia đình, dù có đi xa cũng trở về nhà quây quần bên mâm cơm ấm cúng. Mọi người trở nên đoàn kết và gắn bó hơn, những người trong làng xóm chúc tụng nhau những điều tốt đẹp để ngày càng thân thiết. Dịp Tết Nguyên Đán cũng là lúc con cháu thắp hương tưởng nhớ gia tiên.
Những phong tục có trong Tết Nguyên Đán
Tết cổ truyền thể hiện được rất nhiều nét đẹp đặc trưng chỉ có ở Việt Nam. Những phong tục nổi bật vào dịp lễ này có thể kể đến như:
Cúng ông Công, ông Táo
Theo truyền thống của nước ta, cứ đến ngày 23 tháng Chạp Âm lịch, hầu như gia đình nào cũng chuẩn bị lễ để cúng ông Công, Ông Táo. Theo truyền thuyết, đây là những vị thần cai quản bếp núc, nhà cửa, các vị thần sẽ lên trời và ngày 23 tháng Chạp để báo cáo mọi việc trong gia đình với Ngọc Hoàng. Nhà nhà sẽ chuẩn bị mâm cúng tươm tất và có cá vàng để thả đưa ông công, công Táo về trời.
Gói bánh chưng trong Tết Nguyên Đán
Bánh chưng và bánh tét trong ngày Tết Nguyên Đán mang nhiều ý nghĩa và luôn có trong dịp này, thể hiện cho một năm đủ đầy. Đây cũng là món quà ý nghĩa để mọi người dành tặng nhau và là dịp đặc biệt để mọi người cùng nhau tụ tập gói bánh, đôi ba câu chuyện bên lề, trông bánh luộc thâu đêm.
Dọn dẹp nhà cửa
Vào những ngày cuối năm, hầu như gia đình nào cũng tất bật để dọn dẹp vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, trang hoàng lại không gian. Điều này mang ý nghĩa sắp xếp lại mọi thứ, gạt bỏ những điều không tốt đẹp trong năm cũ, đón những điều may mắn trong năm sắp tới.
Thăm mộ gia tiên
Cũng nhân dịp Tết Nguyên Đán, con cháu trong gia đình sẽ đến viếng mộ gia tiên, dọn dẹp nơi mà ông bà, tổ tiên, người thân an nghỉ. Đây là một nét đẹp để tưởng nhớ những người có công sinh, công dưỡng và thể hiện đạo hiếu của con cháu.
Tết Nguyên Đán cúng tất niên
Các gia đình thường làm những mâm cỗ đủ đầy, thắp hương mời thần linh, ông bà tổ tiên về hưởng lộc. Cũng là lúc để kết thúc năm cũ qua đi, chuẩn bị chào đón năm mới tươi đẹp sắp tới.
Đón giao thừa
Giao thừa chính là khoảnh khắc thiêng liêng mà tất cả mọi người đều mong muốn chờ đón trong dịp Tết. Khoảnh khắc chuyển giao giữa 2 năm này thể hiện sự giao thoa của trời đất, có rất nhiều hoạt động diễn ra trong thời điểm quan trọng này.
Có thể bạn quan tâm:
- Giỗ Tổ Hùng Vương – Ngày lễ tưởng nhớ các vị Vua lập quốc
- Tết Trung thu – Ngày Tết đoàn viên của mọi gia đình
Đi chùa, hái lộc
Đây cũng là một trong những phong tục được chú trọng, để mọi người đến xin may mắn, sức khỏe cho gia đình cà thể hiện sự thành kính với Đức Phật. Trong đêm giao thừa, nhiều người cũng hái lộc để cầu thêm tài lộc cho mình, rước thêm phúc lộc về nhà trong dịp Tết Nguyên Đán.
Xông đất trong Tết Nguyên Đán
Tục lệ xông đất đã diễn ra bao đời nay, gần như không thể thiếu trong khoảnh khắc giao thừa chuyển giao Tết Nguyên Đán. Đây là thời điểm mà ai là người đầu tiên đến trong năm mới, với những lời chúc tụng tốt đẹp đó là chính là người xông đất.
Theo quan niệm của người dân Việt, người đầu tiên đến nhà trong năm mới là rất quan trọng, để giúp mang đến may mắn cho gia đình. Các gia đình thường chọn những người hợp tuổi với gia chủ, tốt bụng để mong muốn một năm hạnh phúc, tài lộc gõ cửa.
Chúc Tết, mừng tuổi
Thời điểm Tết Nguyên Đán kề cận, bất cứ đứa trẻ con nào cũng vô cùng hứng khởi để được sắm quần áo mới và nhận những phong bao lì xì đỏ tươi. Những ngày đầu năm, mọi người thường xuyên ghé đến nhà người thân, bạn bè để chúc Tết, và mọi người sẽ dành tặng nhau những lời chúc tốt đẹp cùng phong bao đỏ thắm.
Những ngày đầu tiên của năm mới, con cháu sẽ tụ họp về gia đình, cùng nhau chúc tụng rồi mừng tuổi ông bà, cha mẹ, những đấng sinh thành sau đó người lớn lại mừng tuổi con trẻ để lấy may. Chúc cho những đứa trẻ luôn ngoan ngoãn, vâng lời cha mẹ, ông và và chăm ngoan học giỏi.
Với những thông tin trên, bạn đã hiểu hơn về một nét đẹp văn hóa của nước ta – Tết Nguyên Đán. Đây là một nét văn hóa được lưu truyền lâu đời, thể hiện cho lòng tin về cuộc sống sung túc đủ đầy.