sukienquanhta.net - Kênh tin tức giải trí tổng hợp
No Result
View All Result
  • Sự kiện
  • Lễ hội Việt Nam
  • Hội tụ tinh hoa
  • Văn hóa vùng miền
  • Tin tức
  • Sự kiện
  • Lễ hội Việt Nam
  • Hội tụ tinh hoa
  • Văn hóa vùng miền
  • Tin tức
No Result
View All Result
No Result
View All Result
Home Lễ hội Việt Nam

Tết Nguyên tiêu Việt Nam và Trung Quốc khác nhau thế nào?

31 Tháng 10, 2022
in Lễ hội Việt Nam
0 0
0
SHARES
7
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Tuy cùng coi trọng rằm tháng Giêng nhưng người Việt Nam và người Trung Quốc đón Tết Nguyên tiêu theo các cách khác biệt, ý nghĩa của ngày này cũng không giống nhau.

Tết Nguyên tiêu là đêm rằm đầu tiên của năm âm lịch. Trong tiếng Hán, “nguyên” là thứ nhất, “tiêu” là đêm. Tết Nguyên tiêu – rằm tháng Giêng (15/1 âm lịch) còn được gọi là Tết Thượng nguyên, bên cạnh Tết Trung nguyên (rằm tháng Bảy) và Tết Hạ nguyên (rằm tháng Mười).

Tết nguyên tiêu Việt Nam và Trung Quốc
Tết nguyên tiêu Việt Nam và Trung Quốc

Chuyện cổ về nguồn gốc Tết Nguyên tiêu

Tương truyền vào đời Hán ở Trung Quốc, một cung nữ có ý định về thăm cha mẹ vào ngày rằm tháng Giêng nhưng bị bề trên ngăn cấm nên có ý định lao xuống giếng tự tử vì quá buồn nhớ song thân. Cảm động trước sự hiếu thảo của cô gái, một vị quan nghĩ  kế giúp cô. Ông tâu vua rằng, ngày 16/1, thiên đình sẽ sai hỏa thần xuống thiêu rụi kinh thành. Để tránh tai họa, mọi người phải treo đèn lồng trước cửa nhà mình và ngoài đường vào ngày 15/1.

Theo lệnh vua, ngày rằm tháng Giêng mọi nhà đều treo đèn lồng. Nhân lúc ai nấy đang mải ngắm những chiếc đèn xinh xắn đó, cô gái trẻ đã trốn về nhà thăm cha mẹ mà không ai biết. 

Cũng có truyền thuyết khác kể rằng, con thiên nga mà Ngọc Hoàng rất yêu quý bay xuống hạ giới chơi và bị một người thợ săn bắn chết. Để trả thù cho nó, Ngọc Hoàng sai thiên binh đúng ngày 15/1 (âm lịch) xuống phóng hỏa thiêu toàn bộ con người và động vật ở hạ giới. Rất may cho loài người là một số vị thần không đồng tình với quyết định khắc nghiệt này nên liều mình xuống trần để hiến kế cho chúng sinh.

Nguồn gốc Tết Nguyên tiêu
Nguồn gốc Tết Nguyên tiêu

Theo mách nước của chư thần, vào ngày 15 tháng Giêng hàng năm, nhà nhà đều treo đèn lồng đỏ và bắn pháo hoa để khi Ngọc Hoàng nhìn xuống tưởng rằng nhà cửa, làng mạc ở dưới đang bốc cháy. Nhờ đó mà loài người và muôn thú mới thoát khỏi họa diệt vong. Kể từ đó đến nay, ngày 15 tháng 1 hàng năm, người Trung Quốc thường treo đèn lồng và nấu cỗ, bày tiệc, sum họp bên gia đình, mừng một năm mới bắt đầu bình an, may mắn.

Tết Nguyên tiêu Việt Nam và Trung Quốc khác nhau thế nào?

Tết Nguyên tiêu vốn có nguồn gốc Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam. Trong quá trình tiếp biến văn hóa, với ảnh hưởng của cả Đạo Mẫu và Phật giáo, ý nghĩa Tết Nguyên tiêu của người Việt cũng như các hoạt động trong dịp này dần dần không còn giống với Tết Nguyên tiêu của Trung Quốc.

Tại Trung Hoa xưa, Tết Nguyên tiêu hay còn được gọi là Tết Trạng nguyên, là dịp nhà vua hội họp các ông Trạng để thết tiệc, mời vào thượng uyển tham hoa, ngắm cảnh, làm thơ. 

Về sau, Tết Nguyên tiêu được coi là ngày lễ thiêng liêng nhất đầu năm mới và còn được gọi là “Lễ hội đèn hoa” hoặc “Hội hoa đăng”, có thể bắt nguồn từ tục trưng đèn trên cây nêu trước cửa nhà, đốt đèn, chơi lồng đèn ngũ sắc thời Hán Vũ Đế. Những lồng đèn có hình thù rồng, phượng, 12 con giáp hoặc những nhân vật cổ trong truyền thuyết, cổ tích được yêu chuộng.

Lễ hội đèn hoa
Lễ hội đèn hoa

Ngoài ra còn những tập tục khác như cúng tế cầu an cầu phước, ăn bánh trôi (gọi là “thang viên” – viên tròn trong nước), thi đoán hình thù trên lồng đèn, ngâm thơ. Người Đài Loan còn ghi những câu ước nguyện của mình vào đèn lồng và thả bay lên trời. Nhiều người còn coi đây là mùa Valentine phương Đông, tương tự như lễ Thất tịch.

Tại Việt Nam, rằm tháng Giêng mang ý nghĩa cầu mong một năm tốt lành, gia đạo bình ổn, quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa. Đây là một trong 2 ngày rằm được coi trọng nhất (bên cạnh rằm tháng Bảy, với Phật tử thì có thêm ngày rằm quan trọng nhất là rằm tháng Tư – lễ Phật đản). Dân gian có câu “Cả năm được rằm tháng Bảy, cả thảy được rằm tháng Giêng” là vậy. 

Vào ngày này, phật tử sẽ bái Phật, các gia đình khác cúng thần linh, Thổ công, Thổ địa và nhất là ông bà tổ tiên, bày tỏ lòng hiếu kính với ông bà, cha mẹ, cảm ơn bề  trên phù hộ cho gia đình, con cháu được mạnh khỏe, làm ăn phát đạt trong năm.

admin

admin

Next Post
Những lưu ý trong ngày lễ Thất tịch

Lưu ý trong ngày Thất Tịch nên và không nên làm gì?

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Được đề xuất

Nguồn gốc của hài kịch đến từ đâu? Lịch sử của hài kịch

Nguồn gốc của hài kịch đến từ đâu? Lịch sử của hài kịch

3 năm ago
Giỗ tổ Hùng Vương diễn ra ở đâu? Lễ hội có ý nghĩa gì?

Giỗ tổ Hùng Vương diễn ra ở đâu? Lễ hội có ý nghĩa gì?

3 năm ago
Dinh cô là điểm đến nổi tiếng tại thành phố Vũng Tàu

Dinh Cô và những thông tin thú vị nhất về khu di tích này

3 năm ago
Các cô bác xếp hàng ngay ngắn trước khi lễ rước diễn ra 

Hội Lim – Mang bản sắc văn hoá Việt truyền đi khắp muôn nơi 

3 năm ago
Ngày 27/2 là ngày Thầy thuốc Việt Nam

Ngày Thầy thuốc Việt Nam có vai trò và ý nghĩa gì?

3 năm ago
Cách tạo thiệp mừng ngày của Mẹ

Cách tạo thiệp mừng ngày của Mẹ đơn giản ý nghĩa nhất

2 năm ago

SUKIENQUANHTA.NET

Kênh tin tức bổ ích mang đến cho quý đọc giả những thông tin về các di tích lịch sử văn hóa, những kỳ quan thiên nhiên đẹp của Việt Nam và trên thế giới.

  • About
  • Advertise
  • Careers
  • Contact

©Copyright @2022 by sukienquanhta.net DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Sự kiện
  • Lễ hội Việt Nam
  • Hội tụ tinh hoa
  • Văn hóa vùng miền
  • Tin tức

©Copyright @2022 by sukienquanhta.net DMCA.com Protection Status

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In