Hải Phòng nổi tiếng là vùng đất văn hóa lâu đời của dân tộc mang nhiều dấu ấn lịch sử của dân tộc. Nét đẹp di sản văn hóa ấn tượng, rất đặc trưng của đất cảng đó chính là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn. Hình thức văn hóa này đã xuất hiện từ rất lâu và gắn bó với người dân nơi đây, phản ánh nét đặc sắc, sinh hoạt và tôn giáo từ một cộng đồng quá khứ đến bây giờ.
Đôi điều về lễ hội chọi trâu
Trên thực tế, không ai biết từ đâu mà có lễ hội này, và nhiều người cho rằng đây là nét văn hóa có nguồn gốc bởi những tập tục từ xa xưa. Lễ hội đấu ngưu từ lâu đã thành nét đặc sắc của những người dân vạn chài Đồ Sơn. Hàng năm vào ngày 9 tháng 8 Âm lịch, lễ hội này lại được diễn ra với sự chào đón nồng nhiệt, nô nức của người dân.
Đây là lễ hội minh chứng cho một quá trình xây dựng cộng đồng của người Việt và có sự giao thoa về văn hóa của nhiều cộng đồng, đó là vùng biển và đồng bằng. Lễ hội đấu ngưu được tổ chức để bày tỏ lòng biết ơn với những vị thần và tất cả người dân đều ước nguyện cho một năm sung túc và bình an.
Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn mang những nét sắc thái đặc trưng nhưng cũng mang tính cộng đồng, thể hiện cho sự đoàn kết của cộng đồng địa phương. Tục lệ của dân miền biển qua lễ hội này có nghi lễ cúng thủy thần, hiến tế trâu. Ngày nay, con trâu sau khi giành chiến thắng trở về được người dân rước bát hương, và người dân của làng xã sẽ mổ thịt để hiến tế.
Lễ hội chọi trâu xuất phát từ đâu?
Như đã đề cập, không ai chắc chắn lễ hội này bắt nguồn từ khi nào, theo các tài liệu lịch sử lễ hội này có từ đời Trần. Nhưng trong dân gian, vẫn còn đó lưu truyền những câu chuyện và sự tích về lễ hội, cụ thể:
Thần tích Tước Điểm Đại Vương
Theo thuyết kể rằng vị thần Tước Điểm Đại Vương được làng chài vạn thờ kính và biết ơn. Khi đi qua ngôi đền, có người đã thấy 2 con trâu đang húc vào nhau, và chúng đã biến mất khi có người đi ngang. Kể từ đó, người dân tổ chức lễ đấy ngưu, và vào ngày lễ hội diễn ra, trời càng đổ mưa mạnh hơn khiến người dân tin tưởng Thủy thần hiển linh.
Lễ hội chọi trâu gắn với Huyền tích Bà Đế
Đây là câu chuyện kể về một cô gái xinh đẹp, hiền dịu có tên là Đế và sau này được gả cho vua Thủy Tề, truyền thuyết kể về bà đến nay đã có nhiều dị bản khác nhau. Ngày mà vua Thủy tề đón bà Đế về cung, nơi có nguồn dồi dào tôm cá. Người dân nơi đây đã đứng ra độc chiếm biển với lễ hội chọi trâu và dùng trâu thắng để hiến tế thủy thần, đổi lấy bãi biển, còn nhiều dị bản khác.
Thần tích cá Kình
Còn một sự tích khác có liên quan đến lễ hội đấu ngưu tại mảnh đất làng chài Đồ Sơn. Theo truyền thuyết kể rằng, để ngư dân không bị cá ăn kình lớn làm hại, họ đã mở ra lễ hội chọi trâu, cúng tế và mổ thịt. Bởi trước đây, rất nhiều ngư dân đã bị cá kình ăn thịt, thượng thần đã hứa nếu ngư dân làm lễ sẽ được an toàn. Sáng sớm hôm sau, người dân bàng hoàng khi thấy hàng loạt xác cá kình vào bờ nhưng cũng vui mừng bởi từ giờ họ cũng đã an toàn.
Lễ hội chọi trâu gắn với anh hùng Nguyễn Hữu Cầu
Và một sự tích cũng gắn liền cùng lễ hội này đó là về câu chuyện của anh hùng Nguyễn Hữu Cầu. Ông đến từ làng Lôi Động, người dân làng chàng luôn mong muốn có được sự yên bình và hạnh phúc đã cùng nhau đứng lên và đoàn kết phất cờ khởi nghĩa để chống lại chế độ phong kiến đã thối rữa và người đứng đầu đó là Nguyễn Hữu Cầu. Để tưởng nhớ vị anh hùng áo vải này, hàng năm người dân đều đặn sẽ mở hội chọi trâu.
Có tài liệu chia sẻ rằng Nguyễn Hữu Cầu thường mổ trâu để khao quân, những con trâu mạnh mẽ đã vùng chạy ra và thoát ra. Chúng chọi nhau, quân binh thấy rất hào hứng và rao hò, thấy được niềm vui khi xem trâu chọi, ông đã mở hội đấu ngưu để cổ vũ tinh thần chiến đấu cho quân binh.
Hội chọi trâu mang ý nghĩa như thế nào?
Lễ hội đấu ngưu Đồ Sơn thể hiện cho tấm lòng biết ơn của người dân đến các vị thần đã phù hộ cho họ, ước nguyện cho năm mới bình an, mạnh mẽ. Bên cạnh đó, lễ hội này tổ chức còn thể hiện cho tinh thần đoàn kết toàn dân. Họ cũng quan niệm rằng, làng có trâu thắng sẽ có một năm làm ăn mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Những phần có trong lễ hội đấu ngưu Đồ Sơn
Lễ hội đấu ngưu bao gồm nhiều phần khác nhau, mỗi phần đều có những nghi lễ đặc biệt.
Chuẩn bị
Người dân chuẩn bị cho lễ hội từ trước rất lâu, cứ mỗi độ Tết nguyên đán họ sẽ đi tìm ở nhiều tỉnh thành khác nhau để có được những con trâu ưng ý nhất. Trâu chọi cần là trâu đực mạnh mẽ, cơ bắp săn chắc, đặc biệt chịu đòn tốt.
Thông thường, người dân sẽ chọn những con trâu hàm đen, khoang 4 khoáy, lông móc, da đồng, phần sừng đen như mun và vểnh lên hình cánh cung. Đặc biệt những con trâu mạnh mẽ có lưng dày và ức rộng ra được đánh giá là trâu tốt. Lễ hội có sự góp mặt của nhiều đội, để trâu có được trạng thái tốt, cần phải được cho ăn n và có trạng thái tốt.
Phần lễ
Khi đến dịp tổ chức lễ hội, sẽ khởi đội với nghi thức tế lễ thần Điểm Tước ở những làng có trâu, sau đó rước nước và thay lọ nước thần ở đình. Sau đó, lễ Thành Hoàng dành cho những con trâu sẽ thi đấu, và trâu được phong làm Ông Trâu, điều này thể hiện cho sự tâm linh. Đến sáng ngày 9/8, người dân Đồ Sơn và những tỉnh thành khác sẽ nô nức ra đình để xem phần lễ rước Ông trâu, với tiếng nhạc, trống, cờ hoa.
Có thể bạn quan tâm:
- Ngày Quốc tế Lao động – Dịp lễ mang ý nghĩa sâu sắc
- Lễ tạ ơn và những ý nghĩa sâu sắc của ngày lễ truyền thống
Phần hội
Phần hội của lễ hội chọi trâu diễn ra với rất nhiều hoạt động đặc sắc, mở đầu với điệu múa khai hội với tiếng nhạc, tiếng trống. Phần hội chính diễn ra vô cùng sôi động, từ 2 phía sẽ có Ông trâu che lọng đi vào, khi trâu cách nhau 20m sẽ có người rút “sẹo” cho trâu và để 2 con trâu xông vào sới chọi với tốc độ cực nhanh, khí thế hừng hực.
Phần mong chờ trâu được mong chờ nhất của lễ hội đó chính là phần chọi trâu. Với niềm hân hoan, tiếng reo hò hòa cùng với không khí lễ hội huyên náo. Trong sân là những “chiến binh” trâu đang so tài, với sự kịch tính, hấp dẫn. Những chú trâu mạnh mẽ tấn công và so tài, chinh chiến hết mình.
Kết thúc lễ hội chọi trâu Đồ Sơn
Sau khi kết thúc phần hội, sẽ có thêm một phần nghi lễ được tổ chức đó là rước trâu và tế thần linh. Cuộc rước này thể hiện sự đồng lòng của toàn bộ người dân xứ Cảng. Phần cờ rước ông trâu sẽ được thêu lên 2 chữ “Thượng Đẳng” nổi bật, cùng với đó là bát hương cẩm thạch mang theo từ đám rước trở về với đình. Trâu dù thắng hay thua đều sẽ bị làm thịt để tế lễ, cúng thần linh.
Có thể nói lễ hội chọi trâu Đồ Sơn, Hải Phòng thể hiện nhiều ý nghĩa cũng như văn hóa truyền thống của dân tộc ta. Nếu như bạn có cơ hội ghé thăm đất cảng vào tháng 8 hãy thử một lần tham gia lễ rước này để cảm nhận không khí lễ hội tưng bừng nơi đây.