sukienquanhta.net - Kênh tin tức giải trí tổng hợp
No Result
View All Result
  • Sự kiện
  • Lễ hội Việt Nam
  • Hội tụ tinh hoa
  • Văn hóa vùng miền
  • Tin tức
  • Sự kiện
  • Lễ hội Việt Nam
  • Hội tụ tinh hoa
  • Văn hóa vùng miền
  • Tin tức
No Result
View All Result
No Result
View All Result
Home Lễ hội Việt Nam

Chùa Keo – Khám phá nét đẹp kiến trúc ngôi chùa cổ

30 Tháng 9, 2022
in Lễ hội Việt Nam
0 0
0
SHARES
24
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Chùa Keo là một ngôi chùa nổi tiếng ở Thái Bình với tuổi đời đã lên đến 400 năm. Ngôi chùa này nổi tiếng với lối kiến trúc độc nhất vô nhị khiến rất nhiều người ấn tượng. Đặc biệt, mỗi khi lễ hội chùa diễn ra, rất nhiều người dân tứ xứ đổ về tham dự. Khám phá về ngôi chùa cổ này cùng lối kiến trúc ấn tượng ngay sau đây. 

Đôi nét về chùa Keo Thái Bình

Là một công trình kiến trúc vô cùng đặc sắc, ấn tượng, chùa Keo được xếp vào hạng một trong 10 công trình kiến trúc tiêu biểu của Việt Nam. Đây là ngôi chùa mang đậm dấu ấn cổ xưa, đã tồn tại qua 4 thế kỷ nhưng vẫn còn mang nét đẹp nguyên vẹn. Ngôi chùa này xây dựng để thờ thánh Tổ Dương và tọa lạc trên mảnh đất xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư Thái Bình. 

Chùa còn có tên là Thần Quang Tự, nhiều nơi còn gọi với cái tên khác là chùa Keo trên dựa theo dòng chảy của dòng sông. Điều này giúp phân biệt với chùa Keo dưới ở vùng Nam Định. Mỗi năm khi đến dịp đầu năm mới, nơi đây lại thu hút hàng ngàn lượt khách ghé thăm, để tham gia lễ hội và đồng thời chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc vượt thời gian của chùa.

Một trong 10 công trình kiến trúc tiêu biểu của Việt Nam
Một trong 10 công trình kiến trúc tiêu biểu của Việt Nam

Chùa Keo có lịch sử hình thành như thế nào?

Chùa được khởi công xây dựng từ năm 1630 thuộc thế kỷ thứ 17 và công trình này mất khoảng 28 tháng để hoàn tất. Đến nay, ngôi chùa này vẫn mang nét kiến trúc độc đáo riêng biệt, đặc sắc khiến người ta ấn tượng sâu sắc. Bước qua 4 thế kỷ tồn tại đến nay, chùa Keo cũng đã trải qua nhiều lần tu bổ, nhưng vẫn giữ nguyên được kiến trúc Lê Trung Hưng đặc trưng, và trở thành ngôi chùa cổ có lối kiến trúc đẹp nhất của Việt Nam. 

Dựa theo văn bia được dựng tại chùa Keo, người đã góp công lớn nhất xây dựng ngôi chùa này đó là một vị quan lớn dưới triều đại vua Lê – chúa Trịnh. Vị quan này có tên Hoàng Nhân Dũng, thuộc làng Tứ Quán. Chùa Keo đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia chính thức vào năm 1962 và đến năm 2012 là Di sản đặc biệt và năm 2013 là điểm Du lịch Quốc gia. 

Kiến trúc chùa Keo – Nét đặc sắc có một không hai

Chùa được xây dựng mất hơn 2 năm, chùa có kiến trúc vô cùng cân đối. Chùa được xây dựng dựa trên lối kiến trúc “Nội công ngoại quốc” với vóc dáng đặc trưng cho thời kỳ đó. Được xây dựng trên mảnh đất rộng lớn 5,8ha, nơi đây gồm 21 công trình nhỏ hơn với không gian 157. Chùa Thờ Phật và một Thánh tổ Dương Không Lộ- nhà sư thời Lý có sự am hiểu uyên thâm về kiến thức Phật học. 

Hai cụm kiến trúc điển hình của chùa Keo đó là nơi thờ Phật và nơi thời vị thánh. Riêng chùa có đến 128 gian khác nhau, có nhiều công trình nổi bật. Trong đó, khu Tam Quan ấn tượng với cửa gian chạm rồng chầu thể hiện điển hình trong thế kỷ 17. Từ đó, khi đi qua một sân nhỏ sẽ đi đến khu chùa Phật gồm nhiều tượng Phật lớn. 

Dãy hàng lang Đông- Tây Chùa Keo kết nối với Gác Chuông về phía sau, còn phía trước kết nối với hàng dậu và Tam quan nội, bao quanh là Đền Thánh và chùa Phật. Dãy hành lang đều xây dựng với thiết kế từ khung gỗ với mái ngói, hành lang chia thành nhiều dãy và mỗi dãy có 33 gian.  Bên cạnh đó, còn có thêm nhiều kiến trúc bổ sung bên ngoài. 

Chùa được xây dựng mất hơn 2 năm, chùa có kiến trúc vô cùng cân đối
Chùa được xây dựng mất hơn 2 năm, chùa có kiến trúc vô cùng cân đối

Khám phá điểm nhấn chùa Keo Thái Bình

Chùa Keo Thái Bình gây ấn tượng với du khách gần xa bởi lối kiến trúc cổ kính được gìn giữ nguyên vẹn đến thế kỷ 21. Những điểm nhấn điển hình thể hiện cho lối kiến trúc này đó là: 

Gác chuông chùa Keo

Gác chuông chùa Keo với công trình ấn tượng tiêu biểu cho nét đặc sắc thời Hậu Lê, với khung gỗ độc đáo. Công trình này xây dựng với phần nền từ gạch, phần mái 3 tầng cao, gác chuông có độ cao hơn 11m. Tầng thứ nhất có một khánh đá dài, lên đến tầng thứ 2 là chuông đồng được đúc từ năm 1686 và tầng 3 treo một chuông nhỏ hơn một nửa so với tầng hai, đúc từ năm 1796. Một điều du khách cần chú ý là chỉ những ngày lễ tết nơi đây mới mở cửa. 

Tam quan chùa Keo

Đến với Tam quan nội của chùa Keo du khách không khỏi ấn tượng trước kiến trúc điêu khắc đặc trưng với hình ảnh những con rồng tinh xảo, chạm trổ uốn lượn. Đi qua khu vực này, tiếp đến là nơi thờ phụng Phật, thần, du khách và các phật tử có thể cầu khấn và dâng lễ thể hiện tấm lòng thành với các vị thần. 

Bên cạnh những pho tượng Phật đồ sộ, chùa Keo còn thờ phụng Lý Quốc Sư, các vị thánh. Kiến trúc các gian được dựng từ gỗ Lim đã tạo nên nét kiến trúc ấn tượng và riêng biệt, bền bỉ cùng với thời gian. 

Tam quan nội của chùa Keo với kiến trúc điêu khắc đặc trưng
Tam quan nội của chùa Keo với kiến trúc điêu khắc đặc trưng

Giếng nước 

Bên ngoài khu vực điện thờ đó là giếng nước, phần miệng được cấu trúc từ những cối đá lớn gây ấn tượng với nhiều du khách lần đầu tham quan. Nhưng hiện nay, để đảm bảo sự sạch sẽ cho khu vực giếng và việc bảo tồn mà người ta đã dựng rào chắn. Du khách có thể quan sát kiến trúc ấn tượng này từ phía xa. 

Nơi lưu giữ di vật 

Chùa Keo còn là nơi lưu giữ những di vật cổ bao gồm 197 cổ vật đã gắn liền với lịch sử. Đặc biệt tính từ thời điểm xây dựng chùa cho đến nay, chúng được chế tác từ nhiều chất liệu khác nhau, mang ý nghĩa rất lớn với nghiên cứu khoa học và thể hiện giá trị văn hóa và lịch sử. 

Chùa Thần Quang Tự thờ ai?

Chùa Keo Thái Bình đã được hoàn thành xây dựng vào năm 1632. Chùa được xây dựng nên để thờ Phật, đồng thời là thờ vị thánh nhân Dương Không Lộ. Bên cạnh đó, nơi đây còn thờ cúng những vị quan, những người có công lớn trong việc đóng góp xây dựng chùa. 

Du khách đến đây có thể chiêm ngưỡng nét đẹp của chùa, thắp hương cầu khấn, dâng hương đến các vị thần. Vào những ngày lễ quan trọng như Lễ Vu Lan, Tết… nơi đây sẽ diễn ra nhiều hoạt động như phóng sinh, giảng đạo, cúng bái…

Lễ hội chùa Keo diễn ra vào thời điểm nào? 

Lễ hội xuân tổ chức tại chùa Keo diễn ra nhiều hoạt động vô cùng sôi nổi, khiến nhiều du khách thích thú. Trong đó, trò chơi kéo lửa thổi cơm đã được lưu truyền nhiều năm, sẽ có 4 đội cùng tham gia trò chơi. 

Ngày hội diễn ra từ ngày 13 đến ngày 15/9 Âm lịch hàng năm với những nghi lễ, hoạt động mang đậm tính chất lịch sử, tái hiện cuộc đời của ngài Quốc sư Dương Không Lộ. Vào năm 2017, chính thức lễ hội này đã được nhà nước công nhận là di sản văn hóa Phi vật thể. 

Lễ hội xuân tổ chức tại chùa Keo diễn ra nhiều hoạt động vô cùng sôi nổi
Lễ hội xuân tổ chức tại chùa Keo diễn ra nhiều hoạt động vô cùng sôi nổi

Có thể bạn quan tâm:

  • Lễ hội Holi – Lễ hội của sắc màu mùa xuân tại Ấn Độ
  • Tết Nguyên Đán – Tìm về nguồn gốc và nét đẹp cổ truyền

Khi đến chùa Keo cần lưu ý gì?

Chùa chiền là nơi linh thiêng, vậy nên du khách đến đây tuyệt đối không được ăn mặc hở hang, điều này khiến cho tính trang nghiêm của chùa chiền. Đến chùa, bạn nên thành tâm cầu chúc bình an, tận hưởng hoan hỉ sự an lạc vốn có của nơi này, không nên quá mải mê chú tâm vào việc chụp ảnh. 

Không được sự cho phép của ban quản lý, bạn không nên chạm vào bất cứ đồ vật nào của chùa. Đặc biệt, không nên vứt rác lung tinh, ngắt cây bẻ cành ở trong chùa. 

Như vậy, bài viết đã tổng hợp những thông tin hữu ích về chùa Keo, giúp bạn hiểu hơn về nét kiến trúc đặc sắc của ngôi chùa này. Đây là nơi tâm linh ấn tượng với không gian an tĩnh để du khách thưởng ngoạn. 

admin

admin

Next Post
Thời gian và địa điểm tổ chức lễ hội Holi tại đất nước Ấn Độ

Lễ hội Holi - Lễ hội của sắc màu mùa xuân tại Ấn Độ

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Được đề xuất

Vở cải lương tuồng cổ bất hủ

10 vở cải lương tuồng cổ bất hủ sống mãi trong lòng khán giả

3 năm ago
Nguồn gốc của hài kịch đến từ đâu? Lịch sử của hài kịch

Nguồn gốc của hài kịch đến từ đâu? Lịch sử của hài kịch

3 năm ago
Phong tục cúng ông Táo trong các dịp tết Nguyên Đán

Phong tục cúng ông Táo trong các dịp tết Nguyên Đán

3 năm ago
Những việc không nên làm ngày lễ Phục sinh

Những việc không nên làm ngày lễ Phục Sinh và điều cấm kỵ

3 năm ago
Tổng hợp những lời chúc ngày 20/10 cho mẹ

Những lời chúc ngày 20/10 cho Mẹ ý nghĩa, hay nhất

2 năm ago
Quyết định cho ra đời ngày tôn vinh đàn ông đã được chấp thuận

Ngày quốc tế đàn ông – Sự kiện trọng đại ít người biết đến

3 năm ago

SUKIENQUANHTA.NET

Kênh tin tức bổ ích mang đến cho quý đọc giả những thông tin về các di tích lịch sử văn hóa, những kỳ quan thiên nhiên đẹp của Việt Nam và trên thế giới.

  • About
  • Advertise
  • Careers
  • Contact

©Copyright @2022 by sukienquanhta.net DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Sự kiện
  • Lễ hội Việt Nam
  • Hội tụ tinh hoa
  • Văn hóa vùng miền
  • Tin tức

©Copyright @2022 by sukienquanhta.net DMCA.com Protection Status

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In