sukienquanhta.net - Kênh tin tức giải trí tổng hợp
No Result
View All Result
  • Sự kiện
  • Lễ hội Việt Nam
  • Hội tụ tinh hoa
  • Văn hóa vùng miền
  • Tin tức
  • Sự kiện
  • Lễ hội Việt Nam
  • Hội tụ tinh hoa
  • Văn hóa vùng miền
  • Tin tức
No Result
View All Result
No Result
View All Result
Home Lễ hội Việt Nam

Hướng dẫn làm lồng đèn kéo quân đơn giản cho bé vui Trung Thu

30 Tháng Mười Một, 2022
in Lễ hội Việt Nam
0 0
0
SHARES
5
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Lồng đèn kéo quân là món đồ chơi thú vị, lung linh và còn biết “kể chuyện”, từng làm biết bao thế hệ trẻ em say mê, thích thú. Hãy cùng tìm hiểu thêm về chiếc đèn này cũng như cách thức đơn giản để làm đèn cho bé vui Trung Thu nhé.

1. Lồng đèn kéo quân – nét đẹp văn hóa Việt

1.1. Ý nghĩa lồng đèn kéo quân

Đèn lồng kéo quân là loại đèn lồng đồ chơi bằng giấy, có kích thước lớn từ 50, 60cm đến vài mét. Đèn có nguồn gốc rất lâu đời, phổ biến trong nhiều dịp lễ Tết. Tuy nhiên, ngày nay, chúng ta chỉ có thể thấy loại đèn này xuất hiện vào dịp Tết Trung Thu. Lồng đèn kéo quân có 6 mặt, ngoài vuông trong tròn, khi thắp nến, những hình ảnh trong đèn sẽ xoay tròn như rối bóng.

Ý nghĩa lồng đèn kéo quân
Ý nghĩa lồng đèn kéo quân

Về nguồn gốc của đèn, có sự tích kể rằng:

Gần đến Trung Thu, vua lệnh người dân dâng lên những chiếc đèn lồng. Dân chúng hồ hởi thi nhau chế tác đủ loại đèn lạ kỳ, tinh mỹ nhưng không loại nào hợp ý nhà vua.

Bấy giờ, có một nông phu tên là Lục Đức, cha mất sớm, gia cảnh bần hàn nhưng rất hiếu thảo với mẹ. Một hôm, Lục Đức mộng thấy tiên ông đến phán truyền: “Lão là Thái Thượng Lão Quân, thấy nhà ngươi tuy nghèo mà vẫn chăm lo cho mẹ già rất mực hiếu thảo nên đến đây bày cho nhà ngươi cách làm đèn dâng vua.” Y theo lời thần dặn, hôm sau, hai mẹ con Lục Đức lấy giấy màu và chặt thân trúc trắng để làm đèn. 

Vào dịp Trung Thu, Lục Đức mang đèn đến kinh thành dâng vua. Nhà vua vừa xem đã rất hài lòng với chiếc đèn độc lạ nhiều màu, có những hình nhân bằng giấy hình vua, quan, lính, ngựa nối đuôi nhau chuyển động quanh đèn. Vua truyền hỏi ý nghĩa chiếc đèn. Lục Đức y lời thần dặn mà trình: “Tâu bệ hạ, thân trúc giữa đèn là trục khôn, sáu mặt chính là sáu cảm xúc của con người: ghét, thương, buồn, giận, vui, hờn. Đèn quay liên tục cũng là phản ánh sự hay thay đổi của con người. Thế nhưng khi quay, đèn luôn được ánh sáng chiếu soi, cũng như đạo đức soi tỏ tâm can, đưa đường dẫn lối cho chúng ta.” Vua nghe xong rất vừa ý, liền truyền đốt đèn cho dân chúng cùng xem rồi phong Lục Đức làm Vạn Hộ Hầu, ban thưởng rất hậu. Từ đó về sau, mỗi dịp Trung Thu, dân chúng lại học theo chàng làm ra chiếc đèn gọi là đèn kéo quân.

Cách làm lồng đèn kéo quân
Cách làm lồng đèn kéo quân

Hình nhân trong đèn (gọi là quân) thường là đoàn quân xung trận (do quân đi nối nhau nên đèn có tên là “kéo quân”), ông Trạng vinh quy, các chuyện hiệp nghĩa, tứ linh, mục đồng chăn trâu, truyện Tây du ký… Đèn kéo quân không chỉ là món đồ chơi mà còn đóng vai trò giáo dục trẻ về lịch sử, đạo đức, truyền thống văn hóa của ông cha. Ngày nay những hình ảnh hiện đại cũng được đưa vào đèn như Doraemon, thủy thủ Mặt Trăng, các con vật dễ thương…

1.2. Nguyên lý hoạt động của đèn

Đèn kéo quân Trung Thu hoạt động dựa vào hơi nóng: Nến được thắp sáng tạo ra luồng không khí nóng lưu thông lên phía trên, khi đi qua chong chóng (cánh quạt gió) chúng sẽ tạo lực đẩy làm cho chong chóng quay kéo theo tán đèn và quân chạy vòng quanh. Một bí quyết vô cùng đơn giản nhưng đã tạo nên một chiếc đèn lung linh, biết “kể chuyện” thật sinh động, làm biết bao thế hệ trẻ em say mê.

2. Hướng dẫn làm lồng đèn kéo quân bằng giấy

2.1. Nguyên liệu làm lồng đèn kéo quân

  • 3 – 4 tờ bìa giấy cứng, dày
  • 6 – 7 tờ bìa màu hoặc trắng cỡ A4
  • Compa
  • Dao cắt giấy
  • Kéo
  • Keo dán
  • Thước
lồng đèn kéo quân bằng giấy
lồng đèn kéo quân bằng giấy

2.2. Cách làm lồng đèn kéo quân

Làm khung đèn:

  • Cắt bìa cứng thành hình bát giác có cạnh dài 9,5cm để làm nóc đèn.
  • Dùng tờ bìa cứng khác làm giá nến, cũng cắt tương tự với cạnh 9,5cm. Chấm ở tâm, vẽ các hình tam giác như hình, cách tâm 1,5cm rồi khoét rỗng ở giữa để làm giá để nến.
  • Dùng bìa A4 màu cắt 8 hình chữ nhật rộng 9,5cm, khoét rỗng ở giữa để làm vách.
  • Cắt 8 cửa sổ bằng bìa trắng sao cho cửa sổ khít vào phần vách đã khoét rồi dán dính lại bằng keo dán.
  • Gập phần trên và dưới mỗi vách vào 1cm.
  • Dán phần vừa gập vào nắp lồng đèn và giá nến.
  • Cắt các thanh rộng khoảng 2 – 3cm, dài bằng chiều dài của vách, dán mỗi thanh vào giữa 2 vách để cố định và nối các vách với nhau.

Làm phần quạt gió (chong chóng):

  • Dùng compa vẽ một hình tròn lên giấy trắng với kích thước nhỏ hơn kích thước của đèn.
  • Vẽ khoảng 8 – 16 hình tam giác nhỏ bên trong làm cánh quạt, rọc theo đường kẻ, chừa một khoảng cách tâm 1cm, gập đầu mỗi cánh quạt vào 0,5cm như hình.
  • Cắt một hình tròn trên bìa cứng có đường kính bằng với đường kính của quạt đã gập vào. Vẽ 4 hình tam giác lên hình tròn này, khoét rỗng rồi dán để cố định tâm hình tròn với tâm của quạt.
  • Ở mỗi đoạn gập vào của cánh quạt, dán 1 mép lên thanh hình tròn.
  • Đục lỗ ở tâm quạt, cố định bằng một thanh trục có bánh răng để quạt không bị lắc khi quay.
  • Dùng băng keo trong dán những hình bạn thích vào như hình.
  • Ở nắp lồng đèn, đục 2 lỗ nhỏ đối xứng, quấn chéo một thanh sắt nhỏ rồi gắn vào 2 lỗ đã đục. Luồn thanh trục lúc nãy vào lỗ giữa thanh sắt để giữ cho trục quay.
  • Khi muốn đốt nến, bạn lấy cánh quạt ra, đặt nến cho cân xứng hai bên rồi mới thắp.
  • Thành phẩm có được như sau:

Hy vọng qua bài viết trên bạn đã hiểu thêm về chiếc lồng đèn kéo quân và có thể tự tay làm đèn lồng đèn kéo quân cho bé vui Trung Thu.

content

content

Next Post
Cách làm lồng đèn ông sao truyền thống

Cách làm đèn ông sao bằng giấy truyền thống đơn giản 3 bước

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Được đề xuất

Người Chăm vẫn giữ được nền văn hóa từ xưa cũ

Dân tộc Chăm – Nguồn gốc văn hóa xưa cũ của người Việt

8 tháng ago
kỹ thuật nuôi trâu chọi

Kỹ thuật nuôi trâu chọi đỉnh cao tìm hiểu chi tiết từ A-Z

4 tháng ago
biểu tượng của lễ hội halloween

9 biểu tượng của Lễ hội Halloween huyền bí có thể bạn chưa biết

4 tháng ago
Tết Nguyên Tiêu Trung Quốc có những nết văn hóa gì thú vị?

Tết Nguyên Tiêu Trung Quốc có những nết văn hóa gì thú vị?

6 tháng ago
Phong tục tập quán được xây dựng và gìn giữ qua nhiều thế hệ

Phong tục tập quán Việt Nam độc đáo, phong phú và ý nghĩa

8 tháng ago
Những món quà tặng ngày 20/10 dành cho bạn

Món quà tặng ngày 20/10 ý nghĩa, đặc biệt dành cho người thương

4 tuần ago

SUKIENQUANHTA.NET

Kênh tin tức bổ ích mang đến cho quý đọc giả những thông tin về các di tích lịch sử văn hóa, những kỳ quan thiên nhiên đẹp của Việt Nam và trên thế giới.

  • About
  • Advertise
  • Careers
  • Contact

©Copyright @2022 by sukienquanhta.net DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Sự kiện
  • Lễ hội Việt Nam
  • Hội tụ tinh hoa
  • Văn hóa vùng miền
  • Tin tức

©Copyright @2022 by sukienquanhta.net DMCA.com Protection Status

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In