Hằng năm vào độ khoảng đầu tháng 3 Âm lịch, người dân Việt Nam lại hân hoan đón chào ngày lễ Giỗ tổ Hùng Vương. Đây được xem là một trong những sự kiện trọng đại của đất nước thể hiện tinh thần dân tộc, phản ánh rõ nét những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. Là lễ hội đặc biệt trong hàng ngàn lễ hội. Vậy Giỗ tổ Hùng Vương diễn ra ở đâu?
Nguồn gốc lịch sử
Theo Ngọc phả Hùng Vương chép thời Hồng Đức hậu Lê thì từ thời nhà Đinh, nhà Tiền Lê, nhà Lý, nhà Trần rồi đến Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền, ở đây nhân dân toàn quốc đều đến lễ bái để tưởng nhớ công lao của Đấng Thánh Tổ xưa. Ngày giỗ Hùng Vương đã được các triều đại phong kiến công nhận là một trong những ngày quốc lễ của Việt Nam.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Tìm hiểu về ý nghĩa ngày Giỗ tổ Hùng Vương của nước ta
- Nghi lễ Giỗ tổ Hùng Vương có những điểm gì đặc trưng?
- Những món ăn Giỗ tổ Hùng Vương không thể nào bỏ qua
Đinh Bộ Lĩnh còn chọn ngày giỗ tổ Hùng Vương để lên ngôi Hoàng đế. Từ thời xưa, các triều đại quân chủ và phong kiến Việt Nam đã quản lý Đền Hùng theo cách giao thẳng cho dân sở tại trông nom, sửa chữa, cúng bái, làm Giỗ Tổ vào ngày 10 tháng 3 âm lịch; đổi lại dân địa phương được triều đình miễn cho những khoản thuế ruộng cùng sưu dịch và sung vào lính.
Lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương diễn ra ở đâu?
Giỗ tổ Hùng Vương được xem là một trong những lễ hội có quy mô lớn tại Việt Nam. Thời xa xưa, Giỗ tổ Hùng Vương được các vị vua triều đại phong kiến tổ chức ở Đền Hùng với sự tham gia của toàn thể nhân dân. Ngày nay, ngoài địa điểm chính là khu di tích lịch sử Đền Hùng (thành phố Việt Trì – tỉnh Phú Thọ), lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương còn được tổ chức ở nhiều địa phương khác trên khắp cả nước như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, thành phố Cần Thơ, Huế, Kiên Giang…
Phần lễ diễn ra với nhiều nghi thức cúng bái trang trọng. Trong ngày chính hội, có hai nghi thức lễ được cử hành:
– Lễ rước kiệu:đây là nghi thức đầu tiên gồm một đội quân nhiều người, mặc trang phục truyền thống, khiêng kiệu lọng, tay cầm cờ hoa nhiều màu sắc, xuất phát từ chân núi di chuyển lần lượt qua các đền và dừng chân tại Đền Thượng – nơi làm lễ dâng hương.
– Lễ dâng hương:buổi lễ dâng hương sẽ được tiến hành sau nghi thức rước kiệu. Dưới sự điều khiển của người chủ lễ, việc dâng hương diễn ra lần lượt từ các vị chức sắc, tiếp đến các bô lão trong làng, cuối cùng là người dân và du khách hành hương.
Sau phần lễ, phần hội Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức với nhiều hoạt động trò chơi dân gian thú vị đặc sắc. Tiêu biểu phải kể đến là cuộc thi kiệu với sự tham gia của nhiều làng trong vùng. Theo quan niệm của người dân, cỗ kiệu chiến thắng là cỗ kiệu có được sự phù hộ của Vua Hùng, của thần linh. Đây là một trong những niềm tự hào, là sự may mắn mang đến những điều tốt lành.
Ngoài ra, ngày hội còn có các cuộc thi như: gói bánh chưng, gói bánh dày, đập niêu, đi Cà kheo cũng diễn ra trong không khí náo nhiệt, vui vẻ.
Hát Xoan là một trong những hoạt động không thể thiếu trong ngày Giỗ tổ Hùng Vương. Hát Xoan hay hát thờ là một hình thức biểu diễn nghệ thuật dân gian độc đáo. Tương truyền rằng, hát Xoan xưa kia được gọi là hát Xuân có từ thời vua Hùng Vương được lưu truyền cho đến ngày nay. Hát Xoan thường được hát theo kiểu lề lối với chủ đề là những bài hát ca ngợi thánh thần. Ngày 24/11/2011, nghệ thuật hát Xoan đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương có ý nghĩa gì?
Có thể bạn quan tâm:
- Tết Trung thu – Ngày Tết đoàn viên của mọi gia đình
- Tết Đoan Ngọ – Nguồn gốc và ý nghĩa trong văn hóa Việt Nam
Giỗ tổ Hùng Vương diễn ra ở đâu đâu nữa thì nó đều gắn liền trong đời sống tín ngưỡng của người Việt như một điều không thể thiếu, lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương là truyền thống lâu đời mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Được lưu truyền gìn giữ qua nhiều thế hệ, lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương đã và vẫn sẽ tồn tại trong nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc.
Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng còn là dịp để giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, lòng biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước, đồng thời còn là dịp quan trọng để chúng ta quảng bá ra thế giới về một Di sản vô cùng giá trị, độc đáo, đã tồn tại hàng nghìn năm, ăn sâu vào tâm hồn, tình cảm, trở thành đạo lý truyền thống của đồng bào cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài, là ngày để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta cùng nguyện một lòng mãi mãi khắc ghi lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước – Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Trên đây là những thông tin về lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương diễn ra ở đâu? Cũng như ý nghĩa của lễ hội đối với người dân Việt Nam chúng ta.
Tổng hợp: sukienquanhta.net