Dân tộc Dao góp mặt vào sự phong phú của các dân tộc Việt Nam. Mặc dù vậy, nhiều người vẫn chưa hiểu hết về nguồn gốc, địa bàn phân bố cũng như các phong tục tập quán của người Dao. Bài viết sau đây sẽ bật mí chi tiết cho bạn về những đặc sắc của người dân này nhé.
Đôi nét về dân tộc Dao
Dân tộc Dao là một dân tộc thiểu số có số dân khoảng 800.000 người sinh sống tại nước ta. Họ sinh sống rải khắp các vùng miền rừng núi dọc ở biên giới Việt – Lào và một số tỉnh trung du ven biển Bắc Bộ. Ngành nghề chủ yếu của họ. Họ có nhiều nhóm sinh sống với nhau với tên Dao đỏ, Dao quần chẹt, Dao quần trắng. Đàn ông người Dao sẽ để tóc dài búi hoặc có thể để chỏm tóc trên đỉnh đầu. Người Dao thường mặc quần áo màu chàm có thể là ngắn hoặc dài.
Đối với phụ nữ, trang phục phụ nữ phong phú hơn và giữ được nét đẹp trong văn hoá truyền thống. Người dân tộc Dao có nền văn hoá lâu đời và tri thức đa dạng nhất là trong y học cổ truyền. Họ dùng chữ Hán được biến hoá gọi là chữ Nôm Dao.
Tiếng nói của họ sử dụng thuộc hệ H’Mông – Dao, dân cư canh tác và sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước. Họ làm nương và là ruộng kết hợp với chăn nuôi cổ truyền để tồn tại và sinh sống.
Dân tộc dao có những phong tục nào?
Người Dao sinh sống tại các vùng núi với nhiều bản sắc văn hoá dân tộc khác nhau. Từ lối sống, trang phục cho tới cưới xin đều mang đậm văn hoá dân tộc của người dân nơi đây.
Phong tục cưới xin
Dân tộc Dao có nhiều phong tục kỳ lạ trong cưới xin, theo đó Nam giới sẽ phải ở rể trong thời gian 3 năm có khi sẽ phải ở bên nhà vợ luôn. Ngoài ra, để định giá cô dâu, sẽ phải dùng bạc trắng mua và gả bán và số bạc này sẽ là vốn của vợ chồng.
Trong ngày cưới, cô dâu trang điểm đẹp có nhiều trang sức trên người. Trong lễ cưới có đoàn đưa cô dâu, có kèn, trống và đánh chiêng, rung nhạc. Khi tới nhà chồng, cô dâu qua nhà tạm cho tới giờ tốt mới được về nhà chồng. Khi vào nhà cô dâu cũng phải thực hiện nhiều nghi lễ khác nhau như rửa tay, bước qua chậu than…..
Sau khi lấy nhau, vợ chồng sinh con đầu lòng sẽ phải sinh đẻ tại buồng ngủ của mình và không được cho người lạ vào nhà trong 3 ngày đầu. Người dân tộc Dao sống theo chế độ phụ quyền, con gái sẽ không được thừa hưởng bất cứ tài sản nào của gia đình.
Nhà ở dân tộc Dao
Nhà ở của người Dao cũng đa dạng với các kiểu nhà như nhà đất, nhà sàn, hay nửa sàn nửa đất. Những ngôi nhà này được làm từ gỗ, tre, nứa chắc chắn và sẽ toát lên sự kín đáo, tế nhị của người Á Đông.
Người Dao trắng thường xây nhà sàn làm thành ba gian có chắp nối các nguyên liệu với nhau. Mặc dù không sử dụng đinh trong lắp ghép nhưng cũng khá chắc chắn. Còn với người Dao đỏ sử dụng kiểu nhà nửa sàn nửa đất để ở và sinh hoạt.
Tín ngưỡng của người Dao
Người Dao có tín ngưỡng đa thần mang đậm dấu ấn Nho giáo và Đạo giáo. Bên cạnh đó, tất cả các phong tục tập quán của dân tộc Dao đây chịu ảnh hưởng của Đạo Giáo. Thể hiện rõ nhất đó là việc con trai sẽ được làm lễ đặt tên. Người Dao quan niệm rằng khi chết chưa phải là hết, thể xác chết nhưng linh hồn còn mãi.
Trang phục dân tộc Dao
Dân tộc Dao là một trong số ít dân tộc còn giữ gìn được những nét bản sắc văn hoá trong trang phục. Quần áo của người dân được làm chất liệu vải bông nhuộm chàm, có màu xanh, đỏ đen hoặc màu trắng. Người Dao sẽ đội khăn màu đỏ trên đầu, có cài hoa trước ngực.
Người Dao có nền văn hóa phong phú thể hiện được những bản sắc dân tộc. Họ cũng yêu thích ca hát, nhảy múa và có nhiều câu ca dao, thành ngữ, câu đố vui,.. Tuy nhiên, cũng chỉ là hình thức truyền miệng và đang ngày một mai một dần.
Các món đặc sản của dân tộc Dao
Người Dao họ rất khéo léo trong việc tạo ra những món ăn ngon và hấp dẫn mang đậm văn hóa vùng miền. Điểm qua một vài món ăn đặc sắc nhất được nhiều người yêu thích khi ghé qua nơi đây.
Cơm lam
Cơm lam là một món ăn thơm, đặc biệt còn gọi là món bánh nướng. Người dân tộc Dao chế biến cơm lam vào mùa tháng tư khi tre ra lá bánh tẻ lúc này ống tre có nhiều đặc điểm giúp món cơm lam ngon hơn, thơm hơn.
Ống cơm được làm sạch, cho gạo nếp và nước vào ống rồi bịt kín miệng bằng chuối tươi. Công đoạn nướng cơm là quan trọng và tốn nhiều thời gian nhất sẽ phải mất khoảng 2 tiếng. Lúc đầu lửa phải cháy mạnh, củi khô và lắp đều quanh ống cơm mới có thể cho ra món cơm thơm ngon, đúng vị.
Đặc sản rượu bâu
Đa phần người Dao đều có thể tự chế biến được món rượu bâu. Tuy nhiên, tùy vào từng nhà sẽ có cách chế biến khác nhau bởi mỗi dòng họ có bí quyết gia truyền riêng. Rượu bâu được nấu từ gạo nếp, nấu cơm và ủ 2 ngày đêm với men lá rừng. Sau đó cho rượu vào chum để khoảng 10n ngày là có thể uống được.
Để có hũ rượu ngon cũng phải nấu bằng nếp nương, hạt mẩy và phải có đủ 5 loại lá rừng. Ai một lần ở chung với người Dao được thưởng thức món rượu bâu nhớ mãi không quên.
Bánh gù
Thông thường món bánh này làm để cúng các ngày hội trong làng. Món bánh này ai cũng có thể biết làm và gia đình nào cũng phải làm để cúng tổ tiên và đãi khách trong nhiều dịp.
Để làm được món này cũng tốn nhiều công sức chuẩn bị nguyên liệu, người dân phải lên rừng tìm các loại lá dong, lá ỏng cùng với gạo nếp, thịt và lạt gói bánh. Dùng gạo nếp ngâm bánh trong thời gian 4 giờ, đãi sạch và gói lại cho vào bếp luộc trong thời gian 8 giờ cho bánh chín. Mùi hương đặc trưng của lá ỏng với gạo nếp cho người thưởng thức món bánh hấp dẫn.
Xôi sắn
Xôi sẵn là món ăn từ lâu đời và đến nay vẫn được duy trì, phát triển. Món xôi sắn này được tạo ra nhằm mục đích cảm ơn đất trời đã cho họ một cuộc sống yên bình, ấm no với lương thực dồi dào.
Món xôi này không khó để có thể chế biến nên và cũng rất hấp dẫn. Xôi có thể được nấu để thưởng thức hàng ngày, nhưng khi đón khách món ăn này được làm cầu kỳ hơn cho người thưởng thức bất ngờ trước hương vị thơm ngon của món ăn này.
Thịt lợn treo hun khói
Dân tộc Dao cũng nổi tiếng với món thịt lợn treo gác bếp cho hương vị đặc trưng của người dân Tây Bắc. Món thịt lợn này treo hun khói nhằm giúp họ bảo quản món ăn lâu hơn. Món ăn này chủ yếu được dùng trong những ngày mưa người dân không thể kiếm được nguồn thức ăn hay những ngày không có chợ.
Để làm nên sự độc đáo của món ăn này đó chính là dùng gia vị tẩm ướp để đậm đà hương vị. Món thịt chứa đựng những nét văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc của người dân vùng Tây Bắc và trong ngày tết truyền thống món ăn này không thể thiếu.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Lễ hội Chùa Hương – Nét văn hóa mang bản sắc dân tộc Việt
- Hài kịch – Môn nghệ thuật đương đại mang đến tiếng cười
Những thông tin bài viết chia sẻ đã giúp bạn hiểu rõ hơn về những phong tục tập quán của người dân tộc Dao. Qua đó bạn có thêm những kiến thức hữu ích nhất về những dân tộc thiểu số sinh sống trên đất nước Việt Nam.