Tết Thanh minh là một dịp lễ có ý nghĩa lớn và quan trọng, thiêng liêng của đời sống người dân Việt Nam. Sau đây là Cách chuẩn bị mâm cúng Tết Thanh Minh đầy đủ và chuẩn nhất, mời các bạn tham khảo.
Tết Thanh Minh 2023 vào ngày nào?
Ngày lễ Tết Thanh Minh không có ngày cố định thời gian bắt đầu từ ngày 4-5/4 (sau khi kết thúc tiết xuân phân) và kết thúc vào khoảng 20-21/4 dương lịch (khi bắt đầu Tiết Cốc Vũ). Vào ngày lễ này con cháu cùng nhau kéo về thăm mộ của tổ tiên, cùng nhau dọn dẹp quét rửa mộ phần và bày mâm cúng cho tổ tiên mong tổ tiên phù hộ cho con cháu luôn khỏe mạnh bình an.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Nguồn gốc của Tết Thanh Minh bắt nguồn từ đâu? Khi nào?
- Thời gian diễn ra Tết Thanh Minh hàng năm vào ngày nào?
- Ý nghĩa của Tết Thanh Minh đối với người dân Việt Nam
Năm 2023 Tết Thanh Minh rơi vào thứ ba ngày mùng 5/4/2023 (5/3 âm lịch).
Cúng Tết Thanh Minh để bày tỏ lòng thành con cháu với tổ tiên là nét văn hóa truyền thống đẹp đẽ của các gia đình Việt. Có hai việc các gia đình thường thực hiện trong dịp Thanh Minh đó là tảo mộ, và cúng Thanh Minh tại gia. Việc sắm lễ tảo mộ Thanh Minh được chuẩn bị từ sớm để sẵn sàng cho các bước tiến hành việc tảo mộ vào buổi sáng, sau đó làm mâm cơm sắp lễ, cúng tại gia. Mâm cúng Tết Thanh minh chuẩn nhất giúp các gia đình chuẩn bị mâm cúng sao cho đầy đủ và thành kính nhất để dâng lên ông bà, tổ tiên.
Mâm cỗ chay cũng Tết thanh minh
Có nhiều ý kiến về mâm cỗ cúng Tết Thanh minh nên cúng lễ chay hay lễ mặn. Tuy nhiên, theo quan niệm dân gian thì Tết Thanh minh nên cúng lễ chay.
Mâm cúng Tết Thanh Minh đồ chay gồm: Xôi chè, oản chuối, bánh trái, chai nước, gạo muối, bỏng, bơ… mang ý nghĩa tín ngưỡng, tưởng nhớ người đã khuất, cầu cho người đã khuất sớm được siêu thoát.
Xôi, chè được nấu từ gạo nếp, có nơi còn gói bánh chưng. Không phải ngẫu nhiên mà đây là những món bắt buộc phải có. Cây lúa, hạt gạo được xem như biểu tượng của nền văn minh lúa nước, là thức ăn chính của người Việt. Vì vậy, cúng xôi, cũng là muốn dâng lên những gì tinh túy của trời đất, công sức lao động sau một năm miệt mài của những người còn sống đến người đã mất.
Một đồ vật cũng không thể thiếu trong mâm cỗ chay cúng Tết Thanh minh đó là oản.
Phẩm oản là hình trụ như một cái tháp có chóp bằng, đơn sơ, nhỏ nhắn, hình tròn nhưng không góc cạnh như không có giới hạn, không có điểm bắt đầu và không có kết thúc như đức Phật đã nói. Có người lại cho rằng phẩm oản mang hình cái chuông, với màu trắng tinh khiết, ẩn chứa sâu xa những triết lý về tín ngưỡng.
Cách chế biến mâm cúng Tết Thanh Minh chay
Món chả chay khoai môn
Bước 1: Khoai môn bạn đem cạo, sau đó rửa sạch, bào vỏ . Sau đó bạn đem hấp và đánh nhuyễn. Khoai tây hấp chín và tán nhuyễn.
Bước 2: Đậu hũ bóp nát,chắt bớt nước.
Bước 3: Sau đó bạn cho tất cả nguyên liệu trên vào một cái tô lớn, nêm nếm gia vị cho vừa ăn,trộn đều, vo viên và lăn qua thính bánh mì.
Bước 4: Chiên chín chả bằng dầu. Lưu ý, khi chiên vặn lửa thật nhỏ,đậy nắp cho chả chín đều.
Bước 5: Khi chả chín vàng 2 mặt, vớt chả ra đĩa và xếp vào mâm cơm cúng Thanh minh.
Món xôi đậu xanh
Có thể bạn quan tâm:
- Thất tịch là lễ lớn và những điều thú vị bạn nên tìm hiểu
- Ngày Thần Tài và những điều quan trọng bạn cần lưu ý
Bước 1: Gạo nếp vo sơ cho sạch bớt bụi bẩn và cho vào ngấm nước khoảng 6 tiếng cho gạo nở mềm. Đậu xanh chọn loại xanh vỏ ruột vàng, cho vào ngâm nước khoảng 4 tiếng cho đậu xanh nở hết, không bị lõi khi nấu.
Bước 2: Sau đó, vớt gạo và đậu xanh lên, trộn vào với nhau và vo lại vài lần với nước cho thật sạch, để ráo. Trộn đều vào gạo nếp 2 thìa cà phê muối hạt, trộn đều cho gạo và đậu xanh ngấm muối.
Bước 3: Chuẩn bị nồi nước sôi hấp cách thủy, cho gạo nếp trộn đậu xanh vào đồ cho chín trong khoảng 30 phút. Sau 30 phút, xôi đậu xanh đã chín mềm, các bạn xới đều phần xôi trong nồi lên, dùng một chút dầu ăn tưới đều vào xôi, đánh tơi ra cho xôi ngấm dầu và tiếp tục đồ xôi thêm khoảng 10 phút nữa.
Món canh nấm
Bước 1: Hạt sen khô, nấm hương rửa sạch, ngâm qua đêm cho nở mềm. Ngô ngọt, đậu Hà Lan hạt rửa sạch, để ráo nước.
Bước 2: Sau khi phi thơm hành, bạn cho các loại rau củ thái sợi vào, xào đều một lúc đến khi gần chín thì bạn cho ít dầu mè và muối.
Bước 3: Đặt bánh đa nem lên một chiếc đĩa phẳng, múc nhân vào giữa lá nem, cuộn chặt tay cho đến khi hết số nhân đã chuẩn bị.
Bước 4: Bắc một chảo dầu lên bếp, rán số nem vừa cuốn dưới lửa hoặc nhiệt độ nhỏ cho đến khi nem chín đều cả hai mặt thì tắt bếp, bày nem ra đĩa và sắp vào mâm cúng.
Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đã giúp bạn có những thông tin đầy đủ về nguồn gốc, ý nghĩa của Tết Thanh minh cũng như việc chuẩn bị mâm cúng Tết Thanh minh của người Việt.
Tổng hợp: sukienquanhta.net